Nhận Biết Sàn Giao Dịch Tiền Điện Tử Lừa Đảo Và Các Chiêu Trò Lừa Tiền Nhà Đầu Tư Crypto

Công Nghệ Blockchain Là Gì? Ai Tạo Ra Blockchain? Bản Chất, Cách Hoạt Động Của Blockchain

Công nghệ blockchain là gì? Mặc dù blockchain là khái niệm tương đối quen thuộc với nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của công nghệ tiên tiến này. Ở bài viết dưới đây, muacoin.co sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về công nghệ blockchain dưới nhiều khía cạnh: như công nghệ Blockchain là gì? Bản chất, cách hoạt động của công nghệ Blockchain?

blockchain là gì
Công Nghệ Blockchain Là Gì?

Công nghệ Blockchain là gì?

Blockchain là công nghệ mã hóa dữ liệu thành chuỗi khối. Trong đó, blockchain là cơ sở dữ liệu phân cấp, bao gồm các block lưu trữ thông tin và liên kết với nhau thông qua việc mã hóa, từ đó tạo thành chuỗi. Mỗi block chứa thông tin giao dịch, thời gian tạo khối, mã thời gian và thông tin giao dịch. 

Có thể so sánh công nghệ Blockchain như một cuốn sổ cái điện tử. Mỗi thành viên tham gia trong mạng lưới blockchain hay còn gọi là các node sẽ lưu trữ toàn bộ thông tin của cuốn sổ cái này. Thông tin lưu trữ trên sổ cái sẽ phải trải qua xác nhận bởi hàng loạt node trong hệ thống. Việc thay đổi nội dung trên block là điều không thể xảy ra.

Ai là người tạo ra công nghệ Blockchain

Lần đầu tiên thế giới biết đến ý tưởng công nghệ Blockchain vào năm 2008 bởi nhà phát triển Satoshi. Năm 2009, công nghệ Blockchain được ứng dụng vào thực tiễn khi trở thành nền tảng cốt lõi tạo nên đồng tiền điện tử Bitcoin . Sự xuất hiện của Blockchain cũng thiết lập nền tảng cho sự phát triển vượt bậc của thị trường Crypto sau này.

Ý tưởng ra đời của công nghệ Blockchain

Sự ra đời của công nghệ Blockchain bắt nguồn từ những hạn chế trong giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng. Giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng đồng nghĩa với việc thông tin giao dịch, tiền gửi của bạn sẽ phải nằm dưới sự kiểm soát của bên trung gian thứ ba, mà ở đây là ngân hàng.

Bên cạnh các ưu điểm như thường được chính phủ đứng ra đảm bảo, tính thanh khoản ổn định. Giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng tồn tại nhiều hạn chế:

  • Nguy cơ dữ liệu bị tấn công: bằng chứng là đã có rất nhiều vụ tấn công hệ thống mạng ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau, từ đánh cắp thông tin người dùng cho đến chiếm đoạt tài sản…
  • Phí giao dịch: số tiền phải trả thêm khi thực hiện giao dịch, chuyển khoản tài sản. Ngoài ra người dùng còn phải trả nhiều loại phí khác như phí duy trì dịch vụ Internet Banking, phí rút tiền ATM, phí quản lý tài khoản cá nhân…
  • Rủi ro từ bên trung gian: ngân hàng là bên trung gian thứ ba quản lý tài sản và dữ liệu giao dịch của người dùng. Tài sản của bạn trong ngân hàng hoàn toàn có thể bị đóng băng, mọi thông tin cá nhân của người dùng đều bị ngân hàng nắm giữ, nhiều ngân hàng có thể bán thông tin này cho tổ chức thứ ba mà không hỏi ý kiến khách hàng.

Bản chất công nghệ Blockchain

Công nghệ Blockchain ra đời với mục tiêu giải quyết các bất cập mà giao dịch tập trung tạo ra. Để làm được điều này, blockchain có một số tính chất:

  • Tính phi tập trung (Decentralized): dữ liệu trong blockchain được xử lý và lưu trữ bởi các node mà không cần đến bất kỳ bên trung gian thứ ba nào khác.
  • Tính phân tán (Distributed) : dữ liệu trên Blockchain được lưu trữ phân tán ở mọi node.
  • Không thể thay đổi: dữ liệu đã được lưu trữ blockchain thì không thể bị thay đổi nhờ vào thuật toán đồng thuận và mã hash.
  • Tính bảo mật: chỉ có một cách duy nhất để truy cập vào dữ liệu trong blockchain là sử dụng khóa riêng tư (Private Key).
  • Tính minh bạch: mọi thành viên trong blockchain đều có thể kiểm tra và tìm ra lịch sử giao dịch được lưu trên blockchain. Tất nhiên, thông tin cá nhân người giao dịch được mã hóa dưới dạng các ký tự nên bất kỳ ai cũng không thể nắm được thông tin này.

Tích hợp Smart Contract – hợp đồng thông minh : hợp đồng thông minh sẽ tự động được thực hiện một khi các điều khoản trong đó được thỏa mãn.

Cơ chế hoạt động của blockchain

Để hiểu rõ cơ chế hoạt động của công nghệ Blockchain, bạn cần nắm rõ chuỗi khối blockchain có cấu trúc như thế nào:

Cấu trúc của Blockchain

Cấu trúc của blockchain bao gồm có nhiều khối khác nhau (Block). Các khối này liên kết tạo thành chuỗi hay Blockchain.

Mỗi khối (block) có 3 thành phần chính, gồm có: dữ liệu (Data), mã hàm băm (Hash), mã Hash của khối trước nó:

  • Data: ở đây chính là các bản ghi đã được hệ thống node xác thực, chúng được bảo vệ thông qua thuật toán mã hóa.
  • Hash: đây là mã hàm băm của block, gồm có chuỗi các ký tự và số được tạo một cách ngẫu nhiên và không bao giờ lặp lại. Chức năng của mã hash là đại diện cho chuỗi khối, dùng để nhận diện sự thay đổi bất thường của khối trong trường hợp hacker tấn công cố thay đổi dữ liệu trên khối. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn cách hoạt động của hash ở bài viết này: Hash trong Blockchain là gì?
  • Previous Hash: mã hàm băm của khối liền trước đó. Chức năng của Previous Hash là giúp nhận biết vị trí các khối, khối nào trước khối nào sau và nối các khối lại với nhau theo đúng thứ tự.

Cách công nghệ Blockchain hoạt động

Cách hoạt động của công nghệ Blockchain là gì? Thông tin giao dịch sẽ được hệ thống ghi lại (bản ghi). Bản ghi sẽ được xác định liệu có giá trị hay không thông qua các node, điều này được thực hiện dựa trên thuật toán đồng thuận trên Blockchain.

Công Nghệ Blockchain Là Gì
Công Nghệ Blockchain Là Gì?

Nếu bản ghi đã được xác thực, chúng sẽ được xếp vào block mới được tạo. Block mới này sẽ được thêm vào chuỗi (Chain) theo cách như sau: Previous Hash của khối mới sẽ được kết nối với mã hash của khối tồn tại trước đó.

Công Nghệ Blockchain Là Gì?

Nếu dữ liệu trên khối có sự thay đổi (bị tấn công), lúc này mã hash của khối cũng sẽ thay đổi. Hệ thống sẽ so sánh mã hash mới của khối bị hack với mã hash được lưu trữ trong khối trước đó, nếu phát hiện sai lệch thì nó dữ liệu mới sẽ không được ghi nhận.

Như vậy, để thay đổi dữ liệu trên một block, hacker phải thay đổi dữ liệu cho cả toàn bộ các block. Điều này dường như là hoàn toàn bất khả thi.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi công nghệ blockchain là gì? Hy vọng bài viết mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin có giá trị. Nếu thấy bài viết thú vị, đừng quên follow muacoin.co để đón đọc các bài viết mới nhất về thị trường Crypto nhé!

Đánh giá post

Chuyên mục:

Thẻ:

hộp bí ẩn okx

Tin đáng quan tâm