Luna là token quản trị của Terra, đây là nền tảng blockchain có tiềm năng lớn chuyên cung cấp giải pháp thanh toán bằng stablecoin cho người dùng. Sự sụp đổ của Luna hồi giữa tháng 5 đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi lớn Đồng Luna ai sáng lập? Liệu người đứng sau Luna có liên quan như thế nào đối với sự sụp đổ của Luna và stablecoin Terra là UST?
Đồng Luna và TerraUSD (UST) là gì?
TerraUSD (UST) là một stablecoin được neo bởi USD. Để duy trì tỷ giá đối với USD luôn ở mức ổn định, TerraUSD sử dụng các thuật toán phức tạp để thực hiện được điều đó. Cụ thể, UST xây dựng một cơ chế “bập bênh” tương đối với một loại tiền mã hóa khác mà ở đây là đồng Luna của Terra.
Giá trị của UST luôn được giữ quanh mức 1 USD/UST, trong khi giá trị của đồng Luna là không cố định. Cơ chế để duy trì tỷ giá của stablecoin TerraUSD được thực hiện như sau: để tạo ra 1 UST bạn phải đốt một lượng Luna có giá trị là 1 USD. Ngược lại, để tạo ra một 1 USD giá trị đồng Luna bạn phải đốt 1 UST. Như vậy, khi lượng cung của UST tăng và giá trị của UST giảm thì lượng cung đồng Luna giảm đồng thời giá trị của đồng Luna tăng lên. Điều này hoàn toàn đúng ở chiều ngược lại.
Dựa trên cơ chế hoạt động này, giá trị của UST luôn được giữ ở mức ổn định. Giả sử giá trị của UST đang ở mức 1,03 USD/UST, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đốt 1 lượng Luna có giá trị 1 USD để đổi lấy 1 TerraUSD. Như vậy họ đã kiếm được 3 xu lợi nhuận. Càng có nhiều người đốt Luna để nhận về TerraUSD, số lượng TerraUSD tăng lên, quy luật cung cầu khiến giá trị của TerraUSD giảm từ 1,03 USD về 1 USD. Tỷ giá quy đổi 1:1 giữa TerraUSD và USD được giữ nguyên.
Đồng Luna ai sáng lập?
Đồng Luna ai sáng lập là câu hỏi phổ biến của nhiều người hiện nay. Do Kwon, sinh năm 1992 tại Hàn Quốc là người sáng lập ra Terraform Labs, đây cũng là tổ chức đứng sau stablecoin UST, đồng tiền mã hóa Luna của Terra và Luna Foundation Guard (Qũy dự trữ có chức năng bảo chứng giá trị của UST).
Trong giai đoạn UST mất chốt, Luna giảm giá sâu, Do Kwon đã có những nỗ lực giải cứu nhưng bất thành. Sự sụp đổ của Luna và stablecoin UST khiến thị trường tiền mã hóa rơi vào tình trạng suy thoái. Đợt downtrend lớn nhất trong lịch sử thị trường tiền mã hóa kể từ “mùa đông Crypto” năm 2018. Vốn hóa toàn bộ thị trường giảm gần một nửa, trở về mức 1,2 nghìn tỷ USD, xấp xỉ mức vốn hóa thị trường năm 2021.
Tiểu sử Do Kwon – Từ sự nghiệp đáng mơ ước cho đến bị cả thế giới nghi ngờ
Đến đây, các bạn đã có lời giải cho câu hỏi đồng Luna ai sáng lập? Vậy Do Kwon là ai? Sự nghiệp của Do Kwon có gì đặc biệt?
Do Kwon tốt nghiệp ngành khoa học máy tính ở Đại học Standford. anh từng đảm nhận chức vụ kỹ sư tại Apple và Microsoft. Tuy nhiên, cả 2 gã khổng lồ công nghệ này không thể giữ chân người kỹ sư Hàn Quốc quá ba tháng vì Do Kwon cho rằng công việc ở đây “nhàm chán”.
Bắt đầu sự nghiệp riêng
Sau khi nghỉ việc, Do Kwon bắt đầu dự án khởi nghiệp đầu tiên của mình vào năm 2016 với Anyfi – giải pháp mạng phân tán hỗ trợ người dùng kết nối Internet. Dự án nhanh chóng đạt được thành công khi kêu gọi được một triệu USD từ các nhà tài trợ và chính phủ Hàn Quốc.
Trong khoảng thời gian này, Do Kwon cũng bắt đầu tiếp xúc với công nghệ chuỗi khối Blockchain. Nhận thấy thị trường tiền mã hóa bùng nổ ngày càng mạnh mẽ nhưng tính ứng dụng trong thực tiễn lại hạn chế. Chàng trai sinh năm 1992 bắt đầu dự án mới với tham vọng thay đổi cả thị trường Crypto.
Năm 2018, Do Kwon cùng người bạn đại học của mình là Nicholas Platias bắt đầu dự án với ý tưởng về một hệ thống thanh toán phi tập trung có tính ổn định và khả năng ứng dụng cao. Đó cũng chính là khởi nguồn của Terraform Labs.
Giải pháp mà Terraform Labs đưa ra đã chứng minh được tính khả thi của nó, khi Terra Labs được ứng dụng trong hoạt động thương mại điện tử của Chai. Dự án Chai thành công lớn khi thu hút được 2,5 triệu người sử dụng, thu về hàng chục triệu USD tiền đầu tư.
Tuy nhiên, tham vọng của Do Kwon không chỉ dừng lại cho việc ứng dụng giải pháp của mình cho chỉ một công ty riêng lẻ. Do Kwon uốn tập trung xây dựng stablecoin UST – đồng tiền mã hóa peg giá với USD, xây dựng trên nền tảng Terra.
Dự án tiềm năng nhưng bị nghi ngờ
Thông thường, các stablecoin như USDT, USDC,.. sẽ được bảo chứng bằng tiền fiat. Trong khi stablecoin UST của Terra lại sử dụng các thuật toán để duy trì mức neo với USD. Cụ thể, UST sử dụng Luna để giữ mức giá UST luôn ổn định (cơ chế ổn định giá của Luna) . Để tạo ra được 1 UST cần đốt một lượng Luna với giá trị là 1 USD.
Để làm bàn đạp phát triển cho UST, Do Kwon phát triển nhiều ứng dụng tương tự với thị trường tài chính truyền thống trên blockchain Terra như:
- Nền tảng Anchor có chức năng như ngân hàng, cho phép người dùng gửi tiền vào và nhận về lãi suất lên đến 20% mỗi năm.
- Nền tảng Mirror giúp tạo ra các loại tài sản kỹ thuật số dựa trên tài sản thực tế.
Việc nền tảng Anchor cung cấp mức lãi suất quá cao khiến nhiều người nghi ngờ đây là một mô hình Ponzi. Ngoài ra, nền tảng Mirror khiến Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) phải ra lệnh cấm bởi việc tự đưa cổ phiếu lên trên nền tảng mà không đăng ký trước. Bất chấp các nghi ngờ được đặt ra, Terraform Labs vẫn nhận được khoản đầu tư 25 triệu USD từ quỹ Galaxy Digital của Mike Novogratz. Giá trị Luna có thời điểm đạt đến mức 119 USD, đưa Luna trở thành một trong số các đồng tiền có giá trị lớn nhất thị trường Crypto.
Đồng Luna của nước nào?
Đồng Luna của nước nào? Blockchain Terra là sản phẩm của Terraform Labs, công ty có trụ sở tại Hàn Quốc, đây là công ty có kiến thức chuyên môn sâu rộng về thương mại điện tử lẫn tài chính. Dự án Terra thành lập vào năm 2018 bởi Daniel Shin và Do Kwon. Terra áp dụng công nghệ CosmWasm của Cosmos.
Tháng 4/2019, Terra mainnet ra mắt TerraKRW (KRWT) là stablecoin cố định giá với đồng Won của Hàn Quốc. KRWT có tính ứng dụng cao khi được sử dụng để thực hiện việc thanh toán, mua bán hàng hóa. Ngoài KRWT, Terra còn phát hành nhiều đồng stablecoin được peg bởi đa dạng các loại fiat khác nhau như TerraEUR, TerraCNY, TerraJPY… Trong đó nổi bật và có sức ảnh hưởng lớn nhất phải kể đến TerraUSD.
Một điểm thú vị là người dùng có thể chuyển đổi (swap) qua lại giữa các đồng stablecoin này một cách dễ dàng theo tỷ lệ tương ứng với đồng Fiat. Ví dụ chuyển đổi từ TerrraEUR qua TerraCNY sẽ được tính toán dựa trên tỷ lệ của đồng EUR so với CNY ngoài thực tế.
Chức năng của Luna trong hệ sinh thái Terra
Tham gia Producer Block
Terra Protocol hoạt động dựa trên cơ chế đồng thuận bằng chứng ký gửi. Muốn trở thành Miner, bạn phải stake đồng Luna vào hệ thống Terra. Số lượng Luna stake càng nhiều, sức mạnh Producer Block càng lớn. Do đặc điểm này, nhiều người xem Luna là sức mạnh khai thác của mạng blockchain Terra.
Giữ ổn định giá stablecoin
Như đã đề cập ở trên, đồng Luna có chức năng chính là tham gia bình ổn giá stablecoin UST. Cơ chế ổn định giá dựa trên cung cầu hay còn gọi là cơ chế ổn định giá Algorithmic có cách thức hoạt động phức tạp. Mục đích là để đảm bảo giá UST luôn giữ quanh mức 1 USD.
Khi xuất hiện mọi sự biến động giá của UST, nó sẽ được chuyển sang cho một token khác mà ở đây là Luna. Cụ thể như sau:
- Nếu giá trị UST cao hơn giá neo trước đó, người dùng có xu hướng swap 1 USD giá trị Luna để đổi lấy 1 UST. Cung UST trên thị trường tăng khiến giá trị UST giảm và trở về mức giá peg trước đó.
- Nếu giá trị UST giảm so với giá neo trước đó, người dùng có xu hướng swap 1 UST để đổi lấy 1 USD giá trị Luna. Lượng cung UST giảm dẫn đến giá trị của UST tăng, Giá trị của stablecoin này trở về mức peg ban đầu.
Cơ chế này hoạt động dựa trên nguyên lý cung cầu cơ bản và tâm lý của nhà đầu tư. Khi giá trị UST tăng cao (ví dụ 1,03 USD/UST), người dùng có xu hướng swap 1 USD giá trị đồng Luna để đổi về 1 UST có giá thị trường là 1,03 USD. Như vậy, họ sẽ lãi được 0,03 USD/UST. Việc số lượng swap từ Luna sang UST tăng nhanh khiến cung UST tăng, giá trị của UST giảm và trở về mức bình ổn. Trường hợp giá UST giảm cũng có thể được giải thích tương tự.
Luna swap sang UST được dùng để làm gì?
Nhiều bạn có thắc mắc số Luna swap sang UST sẽ đi về đâu, được dùng để làm gì? Về cơ bản, số lượng Luna này sẽ được dùng làm 2 nhiệm vụ chính:
- Đưa vào Community Treasury để dùng cho các mục đích có lợi với Terra.
- Allocated cho các Validator như phần thưởng xác thực giao dịch.
Cơ chế bù đắp thiệt hại cho sự mất giá của Luna

Trong trường hợp giá UST giảm, nhà đầu tư có xu hướng swap UST đổi lấy Luna khiến giá trị Luna giảm mạnh. Điều này gây ra hậu quả lớn đối với Validators, những người stake số lượng lớn Luna vào Terra. Để unstake, validator cũng cần đến 21 ngày để có thể giao dịch trở lại, rủi ro đối với validator khi UST giảm giá là rất lớn.
Để bù đắp thiệt hại này, Terra có cơ chế phần thưởng hấp dẫn dành cho các Validators, thông qua:
- Gas fee: mục đích là để tránh spam giao dịch, gas phí đảm bảo giao dịch nằm trong Mempool (nơi có các giao dịch cần đưa vào block). Gas fee được trả cho validators theo tỷ lệ Luna họ stake ban đầu. Có thể được trả bằng Luna, stablecoin của Terra tùy thuộc lựa chọn của người giao dịch.
- Thuế ở mỗi giao dịch UST: mỗi giao dịch UST sẽ thu về từ 0,1 – 1% giá trị giao dịch. Phí này cũng được phân chia cho Validators tùy theo tỷ lệ stake Luna trước đó. Tài sản được trả cũng tùy vào lựa chọn của người giao dịch.
- Airdrop: các dự án mới xuất hiện trên Terra thường xuyên Airdrop cho người tham gia stake Luna. Airdrop sẽ trả bằng token dự án.
Lý giải sự sụp đổ của TerraUSD (UST) và Terra Luna
Ngày 13/5/2022, đồng Luna chính thức sụp đổ khi giá trị của nó về dưới mức 1 xu, TerraUSD đánh mất tỷ giá của mình, rơi về quanh mức 0,23 USD/UST. Sự sụp đổ bắt nguồn từ đợt rút TerraUSD ồ ạt khỏi Anchor Protocol. Giao thức Neo hay Anchor Protocol là một giao thức tiết kiệm trên Terra. Người dùng gửi tiền vào Anchor và nhận về mức lãi suất lên đến 20%. Có khoảng 75% lượng TerraUSD lưu hành trên thị trường được gửi vào Anchor.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 3/2022, tỷ lệ lãi suất cố định 20% bị thay đổi, một lượng lớn TerraUSD rút khỏi Anchor. Điều này tạo nên sự lo lắng cho các nhà đầu tư. Một đợt “tháo chạy” quy mô diễn ra, UST tiếp tục bị rút khỏi Anchor.
Thị trườngcó xu hướng tìm cách đốt UST để đổi lấy Luna. Lượng cung Luna tăng vọt khiến đồng tiền này giảm giá sâu và mất khả năng điều tiết tỷ giá cho TerraUSD. Giá trị của Luna tiếp tục giảm mạnh, có thời điểm Luna có giá chưa đến 1 xu. Cơ chế cân bằng giữa UST và Luna chính thức bị vô hiệu hóa, đồng TerraUSD bị đánh bật khỏi mức cân bằng 1 USD, có thời điểm rơi về khoảng 0,23 USD.
Hậu quả đối với thị trường Crypto
Khi TerraUSD giảm giá, sự thâm hụt bị đổ sang các đồng coin khác. Ngày 12/5/2022, stablecoin Tether giảm xuống mức 0,96 USD, kéo theo Bitcoin giảm xuống 25.400 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020. Có thời điểm, đồng BTC còn thủng đáy dưới 20 nghìn USD. Theo thống kê, giá trị toàn bộ thị trường Crypto giảm đi hơn một nửa so với tháng 11/2021, từ mức hơn 2,9 nghìn tỷ USD xuống còn 1,2 nghìn tỷ USD.
Sự sụp đổ của Luna và TerraUSD đã kéo thị trường Crypto bước vào thời kỳ downtrend khủng khiếp nhất trong lịch sử tiền mã hóa. Cho đến hiện nay, thị trường Crypto mới bắt đầu những dấu hiệu hồi phục đáng kể. Cùng với đó, phiên bản Terra 2.0 đã được đưa vào hoạt động song song với phiên bản cũ vào ngày 18/5. Đây được xem là nỗ lực nhằm khôi phục lại giá trị cho đồng Luna và blockchain của nó là Terra.
Thất bại được dự báo từ trước
Galois Capital – quỹ đầu tư tiền điện tử có uy tín trên thị trường đều đặn mỗi ngày đều đăng bài trên Twitter công kích Terra. Galois khẳng định cơ chế cung cầu giữa UST và đồng Luna không thể giữ được cho UST luôn ở mức giá neo với USD. Đồng thời, họ cũng cho rằng việc Anchor cung cấp mức lãi năm lên đến 20% cũng khiến tài sản của dự án tiêu tan nhanh chóng.
Ngày 7/5, 85 triệu UST bị thanh lý khiến giá trị stablecoin này giảm đi 2% so với giá neo ban đầu. Sự kiện trên cũng mở đầu cho chuỗi các khủng hoảng sau đó. Mặc dù Terraform Labs của Do Kwon đã nỗ lực cứu vãn tình hình như đốt Luna, bán Bitcoin trong quỹ dự trữ. Nhưng những nỗ lực này dường như không thể xoay chuyển được cục diện, các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo UST hoặc đốt UST để đổi lấy Luna.
Ngày 13/5, giá trị UST giảm xuống mức 0,17 USD. Đồng Luna đánh mất gần như toàn bộ giá trị của mình, các sàn tiền ảo như Binance tuyên bố ngừng hoạt động giao dịch Luna trên sàn của mình. Terra blockchain cũng tuyên bố ngừng hoạt động.
Hàng loạt nghi ngờ sau đó đổ dồn về nhà sáng lập Luna. Do Kwon bị Tổng cục thuế Quốc gia Hàn Quốc điều tra về nghi ngờ trốn thuế, hàng loạt cáo buộc đối với Do Kwon nghi ngờ vị CEO trẻ tuổi người Hàn cố tình phá hủy Luna/UST. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nghi ngờ được đặt ra. Tất cả mọi thứ vẫn trong giai đoạn điều tra của cơ quan có thẩm quyền ở Hàn Quốc.
Lời kết
Một dự án lớn như Luna lại có ngày tàn lụi và kéo theo cả thị trường đi xuống 1 thời gian dài như thế, vậy nên bạn nên cẩn thận hơn trong việc đầu tư vào thị trường, ngoài ra tuần thủ nguyên tắc không để hết trứng vào 1 rỗ sẽ giúp bạn an toàn hơn.