Nhận Biết Sàn Giao Dịch Tiền Điện Tử Lừa Đảo Và Các Chiêu Trò Lừa Tiền Nhà Đầu Tư Crypto

Ethereum – Nền Tảng Cho Kỷ Nguyên Của Internet Mới

Ethereum là gì? Khác hay giống Ether (ETH)? Có điểm gì khác so với Bitcoin? Dưới đây là tất cả thông tin về Ethereum từ A – Z cho những ai mong muốn hiểu rõ thêm về nó.

Ethereum là gì ?

Là nền tảng máy tính phi tập trung, ra đời vào ngày 30/07/2015 do lập trình viên trẻ tuổi người Nga Vitalik Buterin tạo ra. Nó hoạt động dựa trên công nghệ chuỗi khối ( Blockchain). Nó có thể thực hiện các hợp đồng thông minh – Smart Contract. Có nghĩa rằng mọi yêu cầu có trong hợp đồng sẽ được tự động thực hiện mà không có sự can thiệp từ bên thứ ba, chỉ cần thỏa mãn được các điều kiện quy định sẵn.

Ethereum cũng hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (Dapps). Một cách dễ hiểu, Ethereum hay cụ thể hơn là cơ chế blockchain của nó giúp các nhà phát triển tạo và chạy code trên một mạng lưới phân tán thay vì trên máy chủ tập trung. Như vậy, mọi ứng dụng chạy trên Ethereum không thể bị kiểm duyệt hoặc bị bên thứ 3 đơn phương tác động vào (xóa, hạn chế truy cập…). Điều này cũng cho phép cộng đồng tương tác tốt hơn với phần mềm của các nhà phát triển.

ETH là gì? ETH có giống với Ethereum?

Hiện nay nhiều người vẫn cho rằng ETH tương tự với Ethereum. Tuy nhiên cách hiểu này tương đối thiếu chính xác. Ethereum về cơ bản là một giao thức hoạt động trên một blockchain. Đồng tiền khiến nó hoạt động được gọi là Ether hay ETH.

Cơ chế vận hành như thế nào?

Ethereum

Ethereum hoạt động dựa trên cơ chế Blockchain tương tự với Bitcoin. Do đó, muốn hiểu rõ cách mà nó vận hành, trước tiên cần tìm hiểu cơ chế hoạt động của Blockchain.

Blockchain được cấu thành từ mạng lưới nhiều các máy tính. Các máy tính thường được biết đến với cái tên Nodes. Để tham gia được vào mạng lưới blockchain Ethereum để chia sẻ dữ liệu thì các Nodes cần được cài các phần mềm Client như Geth, Parity. Các phần mềm này khi được cài đặt xong sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các Hợp đồng thông minh. Smart Contract là yếu tố cơ bản giúp các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung – yếu tố tạo ra ý nghĩa của blockchain từ khi công nghệ này ra đời.

Để kích hoạt Smart Contract cần có phí Gas. Đối với giao thức Ethereum, phí Gas được trả bằng ETH hay Ether.

Sau khi giao dịch được thực hiện, tiếp theo sẽ là bước xác nhận giao dịch có hợp lệ hay không thông qua mạng lưới vận hành độc lập Miner Node. Miner Node sẽ tuân theo nguyên tắc đồng thuận hay còn gọi là consensus. Cụ thể, sau khi Miner Nodes hoàn thành công việc và gửi đến toàn bộ mạng lưới. Các Miner Nodes còn lại sẽ xác nhận nó có hợp lệ hay không. Trường hợp được xác nhận thành công, dữ liệu sẽ được điền vào blockchain của Ethereum và không thể thay đổi.

Ý nghĩa của Ethereum

Cung cấp không gian cho các nhà phát triển tạo chương trình chạy trên hệ thống và bảo đảm nó không bị can thiệp từ phía bên ngoài. Các dữ liệu đã được tải lên nó cũng không thể bị chỉnh sửa. Các dữ liệu này sẽ được công khai với người dùng khác (Nodes). Mọi người có thể kiểm tra, bàn luận và cùng nhau cải tiến code. Như vậy, nó đã tạo ra được môi trường bền vững cho các nhà phát triển.

Tiền sử dụng trên Ethereum là ETH – lưu trữ giá trị. Các chương trình có thể sử dụng cơ chế của Hợp đồng thông minh để tự động chuyển lưu trữ giá trị đi khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đã thiết lập sẵn. Cơ chế này cho phép giao dịch diễn ra mà không cần đến sự can thiệp trực tiếp của con người.

Ethereum và Bitcoin có gì khác biệt

Ethereum

Bitcoin là nền tảng máy tính phi tập trung đầu tiên được tạo ra từ công nghệ blockchain. Mục đích của Bitcoin là xây dựng hệ thống tiền kỹ thuật số sử dụng trên toàn thế giới. Bitcoin không cần đến trung gian trong điều phối người dùng như tiền mặt mà chúng ta vẫn đang biết đến. Mỗi một người tham gia mạng lưới blockchain bằng cơ chế đồng thuận, có thể tiếp cận một môi trường tài chính phi tập trung và không cần đến trung gian, trong khi độ bảo mật lại cực kì cao.

>>> Bitcoins là gì? hiểu về Bitcoins chỉ trong 10 phút <<<

Ưu tiên đầu tiên của Bitcoin là tính bảo mật cao, điều này đồng nghĩa với sự không linh hoạt. Ngôn ngữ sử dụng trong Bitcoin để tạo Hợp đồng thông minh là cực kỳ hạn chế.

Thế hệ blockchain thứ hai – Ethereum ra đời với sứ mệnh phát triển một blockchain linh hoạt hơn cho các nhà phát triển. Ngoài giao dịch tài chính tương tự Bitcoin, Ethereum cho phép mức độ lập trình ở mức độ cởi mở hơn. Các nhà phát triển có thể tự do sáng tạo code và xây dựng môi trường đa dạng hơn cho người dùng.

DAO và Ethereum Classic

DAO ra đời từ các hợp đồng thông minh có độ phức tạp cao trên Ethereum với giá trị lên đến 150 triệu đô vào tháng 05/2016. Có thể hiểu nó hoạt động như một quỹ đầu tư mạo hiểm tự hành dựa trên Smart Contract. Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau, DAO bị hacker tấn công thông qua lỗ hổng trong smart contract. Để cứu vãn tình hình, Vitalik đã thông qua cái gọi là bản soft fork và kêu gọi các thợ đào (miner) sẵn sàng cài đặt khi bản soft fork được thông qua. Điều này giúp ngăn chặn hacker chuyển tiền từ ví của The Dao ví điện tử của đối tượng khác.

Tuy nhiên, cộng đồng đã phát hiện một vài lỗi trên bản soft fork khiến cả Ethereum có nguy cơ đối mặt với các cuộc tấn công dịch vụ sau này. Để bảo vệ mạng lưới, cộng đồng Ethereum đã đồng ý thay đổi các quy tắc, luật lệ sử dụng trên cả khối Ethereum khiến cho các giao dịch hay block cũ trở nên không hợp lệ. Qúa trình The Hard Fork Ethereum kể trên khiến mạng lưới của Ethereum ban đầu chia làm hai khối khác nhau. Đó là Ethereum và Ethereum Classic.

Kết

Được xây dựng dựa trên công nghệ hiện đại hàng đầu hiện nay – Blockchain. Ethereum là nền tảng công nghệ hiện đại và tiện lợi. Nắm giữ được Ethereum chính là nắm giữ được kỷ nguyên của Internet mới. Không ngoa khi nói rằng, Ethereum sẽ là một trong các nhân tố hàng đầu làm thay đổi cách mà thế giới đang vận hành.

Đánh giá post

Chuyên mục:

Thẻ:

hộp bí ẩn okx

Tin đáng quan tâm