2. ethereum là gì eth

Tiền Điện Tử Ethereum (ETH) Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Ethereum

Đồng tiền điện tử Ethereum là đồng coin có tầm ảnh hưởng lớn trong thị trường Crypto. Đây là đồng tiền mã hóa xây dựng trên nền tảng công nghệ blockchain với nhiều cải tiến hơn so với những gì Bitcoin làm được trước đó.

Tiền Điện Tử Ethereum
Tiền Điện Tử Ethereum (ETH)

Ethereum (ETH) là gì?

Ethereum là nền tảng blockchain phi tập trung, hỗ trợ người dùng sử dụng các Hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung để tham gia giao dịch. So với Bitcoin, Ethereum có tốc độ xử lý giao dịch nhanh hơn, chi phí rẻ, hệ thống hoạt động ổn định hơn.

Nền tảng Ethereum tương đối thân thiện với người dùng. Các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng các ứng dụng phi tập trung Dapps hay các tổ chức tự trị tập trung (DAOs) thông qua Ethereum. Trong đó, tổ chức tự trị tập trung (Decentralized Autonomous Organizations) là tổ chức vận hành bởi các thành viên tham gia thông qua bộ quy tắc chung. Mọi thành viên có quyền biểu quyết vấn đề quan trọng của DAOs và nhận về phần thưởng khi vận hành DAOs.

Xem thêm: Ethereum – Nền tảng cho kỷ nguyên internet mới

Ai là người tạo ra Ethereum?

Ethereum là ý tưởng của lập trình viên người Nga Vitalik Buterin. Với mục tiêu xây dựng nền tảng với sức mạnh ứng dụng tài chính mạnh mẽ hơn, khắc phục một số nhược điểm của Bitcoin. Năm 2013, Vitalik Buterin ra mắt sách mô tả cách vận hành của tiền điện tử Ethereum và chuỗi khối.

Năm 2014, chiến dịch kêu gọi vốn cho Ethereum ra đời. Họ bán đồng tiền điện tử Ethereum để đổi lấy tiền đầu tư. Tổng số vốn mà Buterin và đồng đội kêu gọi được lên đến hơn 18 triệu USD.

Ethereum nhanh chóng được cộng đồng chấp nhận và phát triển nhanh chóng. Chỉ sau một khoảng  thời gian ngắn, tiền điện tử Ethereum đã trở thành đồng coin có vốn hóa lớn thứ 2 thị trường chỉ xếp sau BTC (Bitcoin).

Ethereum hoạt động như thế nào?

Tiền Điện Tử Ethereum
Tiền Điện Tử Ethereum (ETH)

Ethereum cũng được cấu thành từ hệ thống mạng lưới máy tính của người tham gia, gọi là các nodes. Các nodes muốn tham gia thì phải đảm bảo máy tính cài đặt phần mềm Ethereum Client trên máy tính của mình như là Geth, Parity…

Sau khi cài đặt phần mềm Ethereum Client, lúc này nodes cũng sẽ chạy một chương trình máy ảo Ethereum Virtual Machine (EVM). Chương trình này có vai trò giúp node tự động thực hiện Hợp đồng thông minh (Smart Contract).

Mọi giao dịch trên Ethereum sẽ được thực thi khi người dùng hoàn thành các yêu cầu của Smart Contract, đồng thời phải tốn thêm chi phí vận hành Hợp đồng thông minh – gọi là phí gas.

Khi giao dịch được thực hiện, cần đến sự xác nhận giao dịch của hệ thống để xem liệu giao dịch có hợp lệ hay không. Việc xác thực giao dịch sẽ được đảm nhiệm bởi các Miner Node.

Việc xác thực giao dịch của Miner Node phải tuân theo một quy trình riêng hay còn gọi là cơ chế đồng thuận (Consensus). Ở đây, Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work – bằng chứng công việc. Miner phải chứng minh bản thân đã hoàn thành công việc và thông báo lên mạng luới, sau đó nhận về phần thưởng coin. Công việc ở đây cụ thể là:

  • Sử dụng sức mạnh máy tính giải các thuật toán phức tạp mà hệ thống đưa ra. Block mới sẽ được tạo ra khi hoàn thành công việc trên.
  • Giao dịch được xác nhận sẽ gửi vào block mới tạo ra và lưu trữ trên mạng lưới của Ethereum.

Tuy nhiên, cơ chế đồng thuận PoW tồn taị nhiều hạn chế như: hiệu suất khai thác coin thấp, chi phí giao dịch cao, khả năng mở rộng hạn chế. Do đó, ở phiên bản nâng cấp Ethereum 2.0, cơ chế đồng thuận Proof of Work sẽ được thay thế bằng cơ chế bằng chứng cổ phần Proof of Stake

Vai trò của Ethereum

  • Hỗ trợ nền tảng tạo ra các ứng dụng phi tập trung, DAO. Các ứng dụng này hoạt động một  cách phi tập trung mà không bị bên thứ ba nào kiểm soát.
  • Mọi thay đổi trên hệ thống cần có sự đồng thuận từ mạng lưới, từ đó loại bỏ được các hình thức gian lận.
  • Khả năng bảo mật mạnh mẽ, việc tấn công vào Ethereum là điều rất khó có thể thực hiện.

Một số ứng dụng xây dựng trên Ethereum

Tiền Điện Tử Ethereum
Tiền Điện Tử Ethereum (ETH)

Ethereum là nền tảng cho phép phát triển các ứng dụng, trong đó nổi bật là các ứng dụng đối với thị trường DeFi. Dưới đây là một số ứng dụng xây dựng trên Ethereum:

  • Stablecoin: loại tiền điện tử được neo với giá trị của tài sản thực tế hoặc với một đồng tiền pháp định cụ thể. Một số stablecoin phổ biến trên thị trường Crypto như Tether, USD Coin, Binance USD, DAI.
  • Các loại ví tiền ảo: nhiều loại ví tiền điện tử nổi tiếng được xây dựng trên nền tảng của Ethereum như Coinbase Wallet, Huobi Wallet, Trust Wallet. 
  • Các ứng dụng đối với thị trường DeFi: cho vay, đầu tư, thanh toán, bảo hiểm…

Tiền điện tử Ethereum (ETH)

Đồng coin chính thức trên chuỗi khối Ethereum là ETH hay còn được gọi là Ether. Với blockchain Ethereum, ETH được dùng làm phí gas đối với việc thực hiện giao dịch trên chuỗi khối, hoặc sử dụng ETH để tương tác với các phần mềm xây dựng trên Ethereum.

Thông tin cơ bản về ETH (theo coinmarketCap ngày 10/8/2022)

  • Tên: Ethereum
  • Ký hiệu: ETH
  • Blockchain: Ethereum
  • Tiêu chuẩn: ERC – 20
  • Giá: 1.670 USD
  • Khối lượng giao dịch trong 24h: 16,991 tỷ USD
  • Vốn hóa thị trường: 204,4 tỷ USD
  • Ưu thế thị trường: 18,93%
  • Thứ hạng trên thị trường: #2

Đồng Ethereum có thể được lưu trữ trên hầu hết các loại ví tiền điện tử hiện nay. Để sở hữu tiền điện tử Ethereum, ngoài giao dịch trên các sàn tiền ảo lớn nhất thế giới, bạn có thể trở thành thợ đào tham gia xác thực giao dịch trên blockchain và nhận về phần thưởng bằng ETH.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về tiền điện tử Ethereum cũng như cách vận hành của blockchain Ethereum. Trong tương lai, khi Ethereum 2.0 hoàn tất, giá trị của Ethereum chắc chắn sẽ có nhiều biến động tích cực hơn nữa.

Xem thêm: Cách đầu tư tiền ảo cho người mới bắt đầu 2022

Đánh giá post

Chuyên mục:

Thẻ:

hộp bí ẩn okx

Tin đáng quan tâm