Fiat Là Gì? So Sánh Tiền Pháp Định Và Tiền Mã Hóa

Fiat Là Gì? So Sánh Tiền Pháp Định Và Tiền Mã Hóa

Tiền fiat (tiền pháp định) là một trong số những khái niệm cơ bản trong thị trường tài chính. Đồng thời, tiền fiat có ảnh hưởng lớn lên hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống con người, từ văn hóa kinh tế, chính trị – xã hội hay thậm chí là an ninh tài chính quốc gia… Vậy cụ thể fiat là gì? Tiền pháp định fiat có gì khác so với tiền mã hóa? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Fiat là gì?

Fiat hay còn gọi là tiền pháp định, tiền định danh, là loại tiền được chính phủ của một quốc gia phát hành, đảm bảo và công nhận tính hợp pháp trên toàn bộ đất nước đó. Hệ thống tiền pháp định bao gồm tiền giấy, tiền xu, tín dụng, khoản vay, trái phiếu. Mỗi quốc gia lại có quy định về hệ thống tiền pháp định khác nhau.

Giá trị của tiền fiat được xác định bởi chính phủ, biến động giá của tiền pháp định xuất hiện dựa trên mối quan hệ cung cầu. Giá trị của đồng tiền fiat được chính phủ giữ ổn định thông qua các chính sách tiền tệ.

Các loại tiền pháp định

Không phải quốc gia nào cũng có hệ thống tiền pháp định tương tự nhau. Dưới đây là phân loại tiền pháp định của một số quốc gia trên thế giới:

  • Ở Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền pháp định, tiền pháp định được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam. Tiền giấy và tiền Polymer là hai loại tiền fiat lưu hành song song trên thị trường.
  • Tiền pháp định tại Mỹ: tiền pháp định có giá trị giao dịch và dùng để thực hiện mọi nghĩa vụ khác như nợ nần. Tiền pháp định của Mỹ bao gồm tiền xu và tiền giấy (gồm cả tiền giấy của Cục dự trữ liên bang, giấy bạc lưu thông của Ngân hàng dự trữ liên bang và ngân hàng quốc gia).
  • Tiền pháp định tại Vương quốc Anh: hệ thống tiền pháp định tại Anh bao gồm tiền giấy và đồng xu có giá trị 1 Bảng và 2 Bảng.
  • Tiền pháp định khu vực châu Âu (EU): Liên minh châu Âu (EU) sử dụng đồng tiền chung Euro gồm giấy bạc và đồng xu và được hầu hết các quốc gia ở khu vực này chấp nhận. Đồng tiền Euro được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào ngày 1/1/2002.

Cách thức hoạt động của tiền pháp định

Cơ chế hoạt động của hệ thống Fiat là gì? Giá trị tiền pháp định không được đảm bảo bởi tài sản thực tế. Giá trị của tiền pháp định chỉ tồn tại khi chính phủ công nhận và bảo trợ cho đồng tiền đó. Cũng bởi vì không được đảm bảo bởi bất kỳ loại tài sản thực tế nào, nên chính phủ có thể tạo ra bất kỳ số lượng tiền pháp định nào mà mình mong muốn. Tuy nhiên, nếu lượng cung tiền vào thị trường quá lớn, đồng tiền sẽ trở nên mất giá trị hay còn lại là lạm phát. Tài chính quốc gia trở nên khủng hoảng. 

Một điều may mắn là chính phủ và ngân hàng trung ương có thể tham gia điều tiết thị trường tiền tệ bằng các công cụ tài chính. Giả sử tình hình lạm phát đang có xu hướng tăng cao. Ngân hàng trung ương có thể sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt với mục đích giảm lượng cung tiền vào thị trường. Bao gồm các hoạt động như nâng lãi suất từ đó giảm nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, giảm chi tiêu ngân sách công.

Ưu nhược điểm của tiền Fiat

Ưu điểm

  • Giá trị của tiền pháp định không được đảm bảo bởi tài nguyên quý như vàng. Do đó ngân hàng trung ương hoàn toàn chủ động trong điều tiết nguồn cung tiền vào thị trường.
  • Việc ngân hàng trung ương điều tiết được nguồn cung tiền cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng trung ương và chính phủ quản lý được các yếu tố kinh tế vĩ mô như lãi suất, cung tín dụng, thanh khoản… từ đó đối phó tốt với mọi diễn biến của thị trường.
  • Tiền pháp định được nhiều quốc gia sử dụng, có thể dễ dàng đổi sang ngoại tệ và sử dụng ở nước ngoài một cách đơn giản.

Nhược điểm

Quyết định sai lầm liên quan đến điều tiết tiền tệ của chính phủ và ngân hàng trung ương có thể dễ dàng đẩy toàn bộ nền kinh tế rơi vào suy thoái. Dẫn chứng cụ thể, vào khoảng đầu những năm 2000, chính quyền Zimbabwe tiến hành in tiền số lượng lớn để ứng phó với các vấn đề kinh tế trong nước. Hậu quả là nước này rơi vào mức siêu lạm phát 230 – 500 tỷ phần trăm (năm 2008). Có thời điểm, 1 nghìn tỷ đồng Zimbabwe chỉ có giá ngang với 40 xu dola Mỹ.

So sánh tiền pháp định với tiền mã hóa

Điểm giống nhau giữa 2 loại tiền này là cả hai đều không được đảm bảo bởi một loại hàng hóa vật lý cụ thể nào.

Điểm khác nhau giữa hai loại tiền trên là tương đối rõ ràng:

Tiêu chí đánh giáTiền pháp địnhTiền mã hóa
Cơ quan quản lý và phát hànhChính phủ, ngân hàng trung ươngKhông hề có sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào
Nguồn cungVề lý thuyết, nguồn cung là không giới hạnNguồn cung được kiểm soát bởi các thuật toán. Có giới hạn nguồn phát hành tiền mã hóa
Phân cấpMang tính tập trungCó tính phân cấp
Quy mô ứng dụngQuy mô sử dụng lớn, mang tính toàn cầuQuy mô sử dụng nhỏ, nhiều quốc gia chưa chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa
Dạng tiềnTiền giấy, tiền xu, mang đặc tính vật lýTiền ở dạng kỹ thuật số lưu trữ trên mạng lưới ảo Blockchain

Lời kết Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tiền Fiat là gì? Tiền pháp định là yếu tố quan trọng đối với tài chính của mỗi quốc gia, ảnh hưởng đều hầu hết các lĩnh vực trong đó có thị trường Crypto.

Đánh giá post

Chuyên mục:

Thẻ:

hộp bí ẩn okx

Tin đáng quan tâm