Đầu tư tiền ảo không đơn giản là chỉ là việc phân tích kỹ thuật, nắm bắt thị trường và đầu tư. Trong thực tế, nhà đầu còn đối mặt với nhiều diễn biến tâm lý phức tạp và có thể tác động trực tiếp đến quyết định đầu tư. Một trong số các hội chứng tâm lý mà được nhắc đến nhiều nhất hiện nay, cũng là tâm lý mà anh em trader thường gặp phải chính là Fomo-FUD.
Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Hội chứng Fomo-FUD là gì? Những tâm lý nào mà các nhà đầu tư thường gặp phải? Làm sao để vượt qua được các hội chứng tâm lý ấy để đầu tư có hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay thôi nhé!

Fomo-FUD là gì?
Fomo-FUD là hội chứng tâm lý xuất hiện phổ biến ở các nhà đầu tư tài chính nói chung và đầu tư vào thị trường tiền mã hóa nói riêng.
Fomo là gì?
Fomo viết tắt cho cụm từ Fear of Missing Out. Fomo là thuật ngữ ám chỉ việc lo sợ bỏ lỡ, mất đi cơ hội. Đối với các nhà đầu tư tiền ảo, họ sẽ cảm thấy bản thân đang đánh mất một cơ hội đầu tư nào đó, trong khi mọi người xung quanh đã nhìn thấy và thành công giành lấy cơ hội đó. Điều này trực tiếp dẫn đến việc họ mắc phải các sai lầm đầu tư như: đưa ra quyết định dựa quá nhiều vào lý trí, không tính toán khách quan.
Một ví dụ điển hình của tâm lý Fomo: khi giá của một loại coin đang tăng ngắn hạn, tâm lý Fomo sẽ khiến nhiều người tự huyễn hoặc bản thân mà không cần phân tích hay cân nhắc kỹ lưỡng rằng mức giá của đồng coin đó sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Do đó, họ sẽ có xu hướng dốc rất nhiều vốn hoặc thậm chí là toàn bộ để mua loại coin trên bất chấp kết quả ra sao.
FUD là gì?
FUD là viết tắt cho Fear – Uncertainty – Doubt. FUD là thuật ngữ dùng để nói về nỗi sợ hãi, không chắc chắn và lo lắng khi đưa ra quyết định đầu tư. Trong thị trường tiền ảo, khi thị trường bắt đầu xuất hiện các tin tức không tốt hay diễn biến thị trường ảm đảm, nhiều nhà đầu tư có thể rơi vào tình trạng FUD.
Nếu rơi vào trạng thái tâm lý kể trên, các trader sẽ có xu hướng bán tháo coin mình đang nắm giữ, điều này tạo cơ hội cho “cá mập” giành lấy được lượng coin giá rẻ.
Như vậy, cả Fomo và FUD đều khiến tâm lý các nhà đầu tư trở nên bất ổn, họ sẽ đưa ra các quyết định đầu tư phần nhiều dựa trên cảm tính thay thì phân tích, tính toán kỹ lưỡng. Cuối cùng là rơi vào thế bất lợi.

Những tâm lý thường thấy khi giao dịch
Đầu tư không phải là câu chuyện giành cho những người yếu tim. Khi thị trường tiền mã hóa ngày càng có sức hút, nhiều nhà đầu tư bắt đầu tham gia thị trường, tính cạnh tranh theo đó cũng tăng lên. Hiện nay, rất nhiều “cá mập” sử dụng chiến lược “thông tin giả” nhằm tung tin sai sự thật. Mục đích cuối cùng là khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ rơi vào tâm lý lo lắng và ra quyết định sai lầm. Tất nhiên, chỉ cần có thế là các “cá mập” đã đạt được mục đích của mình.
Những kẻ tung tin giả có thể cung cấp cho thị trường những thông tin tưởng chừng như vô cùng hợp lý và chính xác. Họ sẽ cố thuyết phục rằng giá trị của coin sẽ tăng chóng mặt trong thời gian tới, và rằng không còn thời điểm nào để đầu tư phù hợp hơn ngay lúc này. Và đây cũng là thời điểm mà các nhà đầu tư dễ dàng mắc phải hội chứng Fomo nhất. Có người sẵn sàng dồn hết tài sản của mình để “tất tay” cho loại coin sẽ tăng giá… Nhưng là tăng giá ở trên những mặt báo.
Ở chiều hướng ngược lại, khi giá loại coin nào đó giảm ngắn hạn, các “cá mập” sẽ khiến bạn tin rằng giá trị của nó sẽ tiếp tuc giảm sâu hơn, hội chứng FUD sẽ khiến các nhà đầu tư “yếu vía” bán tháo coin mà mình đang nắm giữ ở mức rẻ. Và người hưởng lợi cuối cùng chắc chắn là “cá mập”.
Cách vượt qua hội chứng Fomo-FUD.
Hiểu thị trường.
Hiểu thị trường là việc làm quan trọng nhất nếu muốn vượt qua các hội chứng tâm lý kể trên. Oái oăm thay, ngay cả những trader kỳ cực nhất cũng không thể khẳng định rằng mình hiểu 100% về thị trường tiền kỹ thuật số.
Tuy nhiên, bạn không cần phải trở thành một nhà thông thái để tránh mọi cạm bẫy. Bạn chỉ cần chăm chỉ học tập và nâng cao kiến thức của mình về thị trường tiền ảo, đồng thời tích lũy kinh nghiệm đầu tư. Chỉ khi đó, bạn mới có thể nhận ra giá trị của đồng tiền nào đang bị đẩy lên quá cao hay hạ xuống quá thấp so với giá trị thực sự của nó. Từ đó, bạn có thể hoàn toàn tránh được các hiệu ứng tâm lý Fomo-FUD.

Kiên định.
Hãy tự tin với quyết định của bản thân và chấp nhận mọi rủi ro một khi đã ra quyết định cuối cùng. Đôi khi, đi theo số đông lại không phải là lựa chọn sáng suốt. đừng để đám đông làm lung lay quyết định của bạn. Bởi liệu rằng đám đông kia có đang hành động theo lý trí hay chỉ là cảm tính, hành động theo định hướng của những con “cá mập” ngoài thị trường?
Cách tốt nhất là hãy hành động theo kinh nghiệm đầu tư và kiến thức sẵn có của mình. Kết quả sẽ làm bạn bất ngờ đấy.
Cắt lỗ đúng lúc.
Nếu nhận ra mình đã hành động sai khi mắc phải Fomo-FUD. Đừng ngần ngại mà cắt lỗ ngay lập tức. Nếu kéo dài, rủi ro và hậu quả có thể lớn hơn.
Tùy cơ ứng biến
Nếu là một trader đầu tư lướt sóng ngắn hạn, bạn cũng có thể theo các đợt Fomo để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu là một nhà đầu tư theo đuổi chiến lược trung hoặc dài hạn thì việc theo Fomo chính là tự sát.
Lời kết:
Cả Fomo-FUD đều là những hiệu ứng tâm lý tác động lớn đến quyết định của các nhà đầu tư. Do đó, anh em nên hết sức tỉnh táo, luôn cập nhật kiến thức chuyên môn và tin tưởng vào bản thân để tránh bị tác động tiêu cực từ các hiệu ứng tâm lý kể trên.