Liquidity Pool là nền tảng cốt lõi xây dựng nên hệ thống tài chính phi tập trung (DeFi) mà nhiều người hiện nay biết đến. Vậy Liquidity Pool là gì? Ứng dụng cụ thể của Liquidity Pool trong thị trường DeFi là gì? Cùng muacoin.co tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Liquidity Pool là gì?
Liquidity Pool còn gọi là bể thanh khoản, đây là nhóm các token được khóa trong hợp đồng thông minh nhằm tạo ra thanh khoản cho các hoạt động trao đổi, giao dịch, lending trên thị trường tiền mã hóa.
Có thể xem đây là hình thức cấp vốn trước cho hồ thanh khoản, sau đó tài sản sẽ di chuyển tự do mà không cần đến sự tham gia đồng thời của bên mua và bên bán. Bất kỳ bên nào có nhu cầu đều có thể tiếp cận với nguồn tài sản sẵn có trong Liquidity Pool.
Liquidity Pool là gì? Mỗi Liquidity Pool thường được hình thành từ một cặp tiền mã hóa (ví dụ như ETH:DAI). Trọng số của mỗi loại tiền trong hồ thanh khoản là như nhau, tạo ra một thị trường bình ổn giá cho các giao dịch mua bán.
Ví dụ: một hồ thanh khoản có cặp token ETH;DAI gồm có 50% ETH và 50%DAI. Trọng số này sẽ được giữ nguyên thông qua điều chỉnh tỷ lệ trao đổi giữa 2 loại token có trong hồ (sẽ được giải thích kỹ hơn ở phần tiếp theo của bài viết).
Cơ chế hoạt động của Liquidity Pool
Để hiểu hơn Liquidity Pool là gì? Cần nắm rõ cơ chế hoạt động của nó. Cơ chế hoạt động của Liquidity Pool bắt đầu khi có một nhóm người cung cấp thanh khoản (tài sản) cho hồ. Những người này được gọi là Liquidity Provider. Sau khi cung cấp tài sản cho pool, người cung cấp thanh khoản sẽ nhận lại LP token như bằng chứng cổ phần tài sản của họ có trong hồ. Khi có giao dịch diễn ra trong hồ thanh khoản, phí giao dịch sẽ được giữ lại và phân chia cho nhà cung cấp thanh khoản dựa vào tỷ lệ LP token mà họ nắm giữ.

Giao dịch trên Liquidity Pool diễn ra như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, Liquidity Pool được tạo thành từ một cặp token được khóa trong hợp đồng thông minh. Tỷ lệ giá trị của 2 loại token này luôn được giữ ở mức cân bằng cố định (x:y), sao cho x*y = k (k không đổi). Công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM) hoạt động với mục đích giữ tỷ lệ này không thay đổi khi các giao dịch diễn ra.
Giả sử một hồ thanh khoản có cặp token là A và B, có một người muốn lấy token A trong hồ. Giao dịch sẽ bắt đầu khi người này gửi một lượng token B vào pool, số lượng token B gửi vào Liquidity Pool sẽ được AMM quy định sẵn theo một tỷ lệ nhất định, sao cho giá trị x(A)*y(B)= k không thay đổi. Sau đó, quá trình giao dịch sẽ hoàn tất khi người tham gia nhận được một lượng token A theo tỷ lệ tương ứng với số token B đã gửi vào hồ. S
Vai trò của Liquidity Pool
Liệu vai trò của Liquidity Pool là gì? Trước khi Liquidity Pool cùng với thị trường DeFi ra đời, tính thanh khoản của thị trường tiền mã hóa phụ thuộc rất lớn vào các sàn giao dịch tập trung. Chỉ có các token phổ biến như BTC, ETH, LTC có tính thanh khoản cao. Đối với các token ít phổ biến khác, tính thanh khoản của chúng là cực kỳ thấp, thậm chí không thể sử dụng để giao dịch.
Với sự xuất hiện của Liquidity Pool, vấn đề của các token kém thanh khoản đã được giải quyết bằng cách khuyến khích người dùng cung cấp token và nhận về phần thưởng là phí giao dịch.
Liquidity Pool cũng giúp tạo ra một phương thức giao dịch mới linh hoạt và hiệu quả hơn. Đối với các giao dịch truyền thống trên sàn Order Book, người mua và người bán phải khớp lệnh tại một mức giá và số lượng token cụ thể. Nhiều trường hợp người bán phải chấp nhận một mức giá thấp hơn, hoặc người mua phải trả giá cao hơn để giao dịch được token. Rõ ràng, phương thức mua bán theo kiểu tập trung là lỗi thời và kém hiệu quả.
Với Liquidity Pool, người dùng có thể thực hiện mọi giao dịch chỉ bằng cách trao đổi token của họ với hồ thanh khoản thông qua các hợp đồng thông minh. Hồ thanh khoản cũng tạo ra nhiều hình thức tài chính đa dạng hơn phục vụ nhu cầu sử dụng của người dùng.
Các ứng dụng của Liquidity Pool
Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
Ứng dụng quan trọng nhất của Liquidity Pool chính là đóng vai trò trong việc tạo lập thị trường tài chính phi tập trung DeFi. Sự ra đời của Liquidity Pool đã giải quyết bài toán thanh khoản – vấn đề nan giải của thị trường tập trung DEX. AMM đã khắc phục vấn đề này bằng cách khuyến khích các LP cung cấp tài sản cho pool và nhận về phần thưởng giao dịch. Số lượng tài sản trong Liquidity Pool càng nhiều, tính thanh khoản lại càng cao.
Yield Farming
Yield Farming hay liquidity farming là nền tảng tạo ra lợi nhuận tự động cho người tham gia. Người dùng chỉ cần thêm token của mình vào các pool. Các hồ này sau đó sẽ tạo ra lợi nhuận cho người cung cấp thanh khoản.
Lending & Borrowing

Với hoạt động Lending & Borrowing, người đi vay sẽ ký gửi token của mình vào pool để làm tài sản thế chấp, sau đó vay một tài sản khác từ chính pool đó. Phí sẽ được xác định bởi cung và cầu của tài sản mà người đó vay. Với người cho vay, họ sẽ nhận được lãi suất khi ký gửi tài sản của mình vào pool.
Rủi ro của Liquidity Pool
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên Liquidity Pool vẫn tồn tại nhiều rủi ro mà người dùng cần lưu ý. Vậy những rủi ro của Liquidity Pool là gì?
– Rủi ro smart contract. Về lý thuyết, số tiền bạn ký gửi vào trong pool sẽ được quản lý thông qua trung gian là smart contract. Nếu có lỗi xảy ra, số tiền của bạn có thể mất đi vĩnh viễn. Tuy nhiên tỷ lệ xảy ra trường hợp này là tương đối hiếm.
– Rủi ro impermanent loss (tổn thất tạm thời). Tổn thất tạm thời xảy ra khi giá trị token giảm đi so với thời điểm gửi chúng vào hồ thanh khoản. Đây đều là những tổn thất tiềm tàng cho đến khi bạn thực sự rút token ra khỏi pool. Tổn thất tạm thời phụ thuộc lớn vào diễn biến giá cả của thị trường tiền mã hóa.
– Rủi ro truy cập. Các nhà phát triển dự án Liquidity Pool có thể khóa truyền kết nối với pool của người tham gia. Điều này đồng nghĩa với việc LP có thể mất trắng số tiền cung cấp vào hồ thanh khoản. Do đó người dùng nên tìm hiểu kỹ bất kỳ dự án hồ thanh khoản nào trước khi quyết định tham gia.
Kết luận
Bài viết trên đây vừa cùng bạn đọc giải nghĩa Liquidity Pool là gì? Với những ưu điểm vượt trội của mình, hồ thanh khoản chắc chắn sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn đối với thị trường tiền mã hóa trong tương lai.