Mua bán tiền ảo có bị cấm tại Việt Nam hay không? Pháp luật có những quy định gì về hoạt động giao dịch tiền điện tử? Nếu bạn nghiêm túc muốn trở thành một nhà đầu tư tiền ảo thực thụ, những thông tin sau đây có thể giúp ích rất nhiều cho bạn đấy! (Bài viết có tham khảo, trích dẫn từ một số Bộ luật, Văn bản pháp lý đang có hiệu lực).

Tiền ảo là gì?
Trước khi tìm hiểu việc mua bán tiền ảo có bị cấm ở Việt Nam hay không, chúng ta cần nắm rõ khái niệm tiền ảo. Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tiền ảo hay tiền điện tử. Xét dưới góc độ pháp luật, Ngân hàng Nhà nước hay cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo.
Tuy nhiên, chúng ta có thể lấy định nghĩa tiền ảo từ các quốc gia có quy định chặt chẽ về mặt pháp lý đối với tiền ảo. Cụ thể, theo chỉ thị 2018/843 năm 2018 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu có nêu rõ: “tiền ảo” là đại diện kỹ thuật số về giá trị, không được phát hành hay đảm bảo bởi ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan có quyền lực công.
“Tiền ảo” không bắt buộc phải gắn với một loại tiền tệ, không có tư cách pháp lý của một đồng tiền pháp định, nhưng được các pháp nhân chấp nhận làm phương tiện trao đổi, chuyển giao, lưu trữ hay giao dịch.
Do ở Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo, nên có nhiều người đánh đồng tiền ảo giống với tiền trong ví tiền điện tử (Zalo Pay, MoMo,…). Tuy nhiên, đây là nhận định sai lầm bởi ví tiền điện tử không thể tạo ra tiền ảo. Ví tiền điện tử chỉ dùng để lưu trữ giá trị tiền tệ (VND), tương đương giá trị số tiền gửi từ tài khoản ngân hàng của người dùng vào tài khoản bên cung ứng dịch vụ ví tiền điện tử theo tỷ lệ 1:1. Ví tiền điện tử dùng làm phương tiện thanh toán không sử dụng tiền mặt.

Mua bán tiền ảo có bị cấm hay không?
Mua bán tiền ảo có bị cấm hay không? Mua bán tiền ảo ở đây sẽ được hiểu là sử dụng tiền pháp định để mua, sở hữu các đồng tiền ảo hoặc ngược lại, bán các đồng tiền ảo để thu về tiền pháp định (VND). Ngoài ra, mua bán tiền ảo cũng bao gồm hoạt động sử dụng tiền ảo để giao dịch đổi lấy tiền ảo khác theo tỷ lệ quy đổi xác định trên thị trường. Việc mua bán tiền ảo diễn ra bằng nhiều cách khác nhau: thông qua các sàn giao dịch tiền ảo; mua bán trên chợ đen thông qua các hội nhóm trên Facebook, Zalo, Twitter.
Vậy mua bán tiền ảo có bị cấm ở Việt Nam hay không? Như đã đề cập ở trên, Việt Nam chưa hề có văn bản bản pháp lý nào nêu ra khái niệm cụ thể về tiền ảo. Đồng thời, pháp luật nước ta cũng chưa có khung pháp lý quy định rõ ràng đối với các hoạt động mua bán, giao dịch tiền ảo. Ngay cả những quy định mới nhất về giao dịch thương mại điện tử, thanh toán không sử dụng tiền mặt của Nhà nước cũng không đề cập đến vấn đề giao dịch tiền ảo.
Việc chưa có khung pháp lý rõ ràng đồng nghĩa với việc pháp luật Việt Nam không cấm cũng không cho phép việc mua bán tiền ảo. Như vậy, bạn có thể tự tin mua bán, giao dịch tiền ảo mà không cần lo sợ vi phạm pháp luật.
Sử dụng tiền ảo để mua bán hàng hóa có vi phạm pháp luật?

Chúng ta đã biết được mua bán tiền ảo có bị cấm hay không? Vậy sử dụng tiền ảo để mua bán hàng hóa liệu có hợp pháp.
Đầu tiên cần hiểu rằng, sử dụng tiền ảo để mua bán hàng hóa đồng nghĩa với việc sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Về quy định đối với phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt, pháp luật nước ta có quy định rõ tại Khoản 6, Khoản 7 Nghị định 80/2016/NĐ – CP về sửa đổi bổ sung một ô điều của NDD101/2012/NĐ – CP về thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể như sau:
- “6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (phương tiện thanh toán) gồm có: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- 7. Phương tiện thanh toán được xem là không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.”
Có thể thấy rằng, tiền ảo không thuộc các phương tiện thanh toán hợp pháp được quy định tại các khoản trên (Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng). Do đó, việc sử dụng tiền ảo để thanh toán khi mua hàng hóa, sản phẩm được xem là bất hợp pháp.
Nếu vẫn cố tình vi phạm, bạn có thể chịu mức phạt hành chính tối đa lên đến 50 – 100 triệu đồng theo quy định tại Khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ – CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Ngoài ra, dựa trên Bộ luật hình sự 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017), tại Điều 206 sửa đổi về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng, các hành vi phát hành hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán gây thiệt hại về tài sản của người khác, mức phạt hành chính tối đa có thể từ 50 – 300 triệu đồng, có thể phạt tù từ 6 tháng – 3 năm.
Xem bài chi tiết: Bitcoin là gì?
Lời kết
Vừa rồi muacoin.co vừa cùng bạn đọc đi tìm lời giải cho thắc mắc mua bán tiền ảo có bị cấm hay không? Hy vọng qua bài viết vừa rồi, bạn đọc có thể hiểu hơn các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động mua bán tiền ảo.