Nhận Biết Sàn Giao Dịch Tiền Điện Tử Lừa Đảo Và Các Chiêu Trò Lừa Tiền Nhà Đầu Tư Crypto

Ponzi Là Gì? Làm Thế Nào Nhận Biết Mô Hình Lừa Đảo Ponzi?

Nếu không hiểu rõ Ponzi là gì và bỏ qua những dấu hiệu nhận biết mô hình này, bạn rất dễ rơi vào “bẫy” và nghiễm nhiên trở thành một trong số nạn nhân mất tiền oan của những kẻ trục lợi. Đó chính là lý do vì sao bạn không nên bỏ qua bài viết này!

Ponzi là gì?

Hiểu một cách đơn giản, mô hình Ponzi thực chất là vay/mượn tiền của người này để trả cho người khác. Thông thường, những kẻ vay/mượn thường cam kết trả lãi suất hoặc lợi tức cao cho người vay kèm theo những lời giới thiệu về những cá nhân đã từng nhận được lợi nhuận đó.

Và khi đạt đến giới hạn, tức kẻ vay/mượn không còn người để tiếp tục vay/mượn, mô hình này sẽ sụp đổ. Kẻ vay/mượn sẽ nhanh chóng “bốc hơi” và những người cho vay sẽ mất đi số tiền đó. Ban đầu, mô hình này sẽ được bắt đầu như một doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp. Nếu không đạt lợi nhuận như kỳ vọng, doanh nghiệp đó rất dễ trở thành một mô hình Ponzi bằng hình thức gian lận. Vì vậy, nếu đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào, bạn không nên vì những lời hứa trả lợi nhuận cao mà “sập bẫy”.

Ponzi
Ở một khía cạnh nào đó, mô hình Ponzi gần giống với “đa cấp”

Các dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi?

1. Cam kết siêu lợi nhuận

Điểm cốt lõi của mô hình này chính là dựa trên lòng tham của những nhà đầu tư. Kẻ đứng sau mô hình Ponzi này thường đưa ra mức cam kết siêu lợi nhuận, không kèm theo bất kỳ rủi ro nào. Đó có thể là lời cam kết về mức lợi nhuận lên đến vài chục hoặc vài trăm phần trăm trong thời gian 1 tháng hoặc 1 năm. Đây là điều mà bất kỳ doanh nghiệp làm ăn chính đáng nào cũng không dám cam kết như thế!

2. Lợi nhuận “bất chấp” sự biến động của thị trường

Để tạo sự tin tưởng của các nhà đầu tư, những kẻ áp dụng mô hình Ponzi sẽ đưa ra lời hứa hẹn luôn có lãi bất chấp thị trường biến động như thế nào. Trong thời gian đầu, điều này có thể đúng với những gì họ đã cam kết bởi vào thời điểm đó, nguồn tiền đầu tư từ những người mới vẫn còn nhiều.

Họ vẫn có khả năng chia lãi cho những người tham gia trước đó. Nhưng, càng dần về sau, khi “tệp” nhà đầu tư giảm xuống, nguồn tiền thu vào không còn đủ sức để phân chia lãi, mô hình sẽ nhanh chóng sụp đổ. Và người gánh chịu thiệt hại là ai? Đó là những người tham gia, đặc biệt là những người tham gia cuối cùng!

Ponzi

3. Mức “hoa hồng” giới thiệu lớn và chia nhiều tầng

Những mô hình lừa đảo kiểu như Ponzi có thể thu hút được số lượng lớn người tham gia đầu tư chỉ trong một thời gian rất ngắn là nhờ vào mức hoa hồng giới thiệu cực kỳ hấp dẫn. Số tiền hoa hồng có thể lên đến vài chục phần trăm cho những ai giới thiệu thêm người mới tham gia. Bạn nghe có quen không? Vâng, đó chính là hình thức hoạt động của đa cấp!

Hoa hồng giới thiệu ở mô hình Ponzi thường rất cao. Và như bạn biết đấy, “hoa hồng” nào cũng có gai. Càng nhiều hoa hồng, càng dễ “chảy máu”!

4. Hình thức hoạt động phức tạp

Để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư non kinh nghiệm, những người áp dụng mô hình Ponzi thường xây dựng hình thức hoạt động phức tạp như giao dịch phối hợp đồng tương lai, đầu tư ngoại hối,…

5. Không đăng ký với cơ quan chức năng

Nếu không có mục đích hoạt động rõ ràng và theo hình thức “lừa đảo” như mô hình Ponzi, doanh nghiệp đó sẽ luôn tìm mọi cách để trốn tránh cơ quan chức năng.

Dĩ nhiên, họ sẽ không đăng ký giấy phép kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền mà sẽ tranh thủ làm giả các giấy tờ, chứng từ hoạt động. Và để tạo niềm tin cho người tham gia cũng như tránh rủi ro bị “tra” ra sự thật (người tham gia có thể tra thông tin trên website của Bộ Công thương), họ sẽ thường lấy tên cơ quan quản lý ở nước ngoài. Nếu không tỉnh táo, người chơi rất dễ rơi vào bẫy của họ.

6. Không chú trọng vào sản phẩm đầu tư

Dù họ có tung ra các sản phẩm kinh doanh để thu hút người tham gia nhưng những sản phẩm đầu tư này rất hời hợt, theo kiểu cho có chứ không thực sự chú trọng vào tính năng, ưu điểm sản phẩm hay có những chiến lược để nâng tầm sản phẩm theo các phân khúc thị trường.

7. Người tham gia rất khó rút tiền

Khi đã vô tình tham gia vào mô hình Ponzi, người tham gia sẽ rất khó rút được tiền bởi số tiền đầu tư ban đầu đã được họ sử dụng để trả lãi cho những người đi trước. Họ bắt buộc phải kêu gọi thêm người tham gia mới mới có thể gỡ lại số vốn ban đầu.

Tiền kỹ thuật số có phải mô hình Ponzi không?

Bản chất của các loại tiền kỹ thuật số đều đã có chỗ đứng trên thị trường, chẳng hạn như Bitcoin hay Ethereum. Vì vậy, chúng không phải là kiểu mô hình Ponzi. Song, có một số dự án tiền điện tử hoạt động không khác gì mô hình Ponzi. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về đồng tiền mình đầu tư để không rơi vào “bẫy” của những kẻ trục lợi!

Xem thêm: Tiền kỹ thuật số là gì? Tìm Hiểu Các Loại Tiền Kỹ Thuật Số

Đánh giá post

Chuyên mục:

Thẻ:

hộp bí ẩn okx

Tin đáng quan tâm