So sánh Proof of Stake và Proof of Work thì cả hai đều là thuật toán phổ biến trong thế giới tiền điện tử. Chúng đều là phương thức giúp các miner “đào coin” hiệu quả trong blockchain. Vậy giữa chúng có điểm gì khác nhau, liệu cách thức hoạt động của chúng có giống nhau và phương thức nào vượt trội hơn? Cùng tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé.
So sánh Proof of Stake và Proof of Work

Proof of Work (PoW) là gì ?
Proof of Work (PoW) – bằng chứng công việc, đây là thuật toán đồng thuận lâu đời nhất từ trước đến nay và lần đầu tiên được Satoshi Nakamoto ứng dụng vào Bitcoin vào năm 2008. Tuy nhiên, từ năm 1997, ý tưởng cơ bản về thuật toán đồng thuận đã xuất hiện trong Whitepaper của HashCash với tên gọi là cơ chế chống “Double Spending Protection”. Năm 2004, Proof of Work được Hal Finney áp dụng lần đầu tiên vào tiền điện tử dưới tên gọi Reusable Proof of Work.
Cơ chế Proof of Work yêu cầu các miner giải quyết được các bài toán có độ phức tạp cao do hệ thống đặt ra. Sau khi giải quyết thành công, đồng nghĩa việc miner đã xác nhận giao dịch trên block và nhận được phần thưởng khối tương ứng mà ở đây là coin. Để làm được điều này, các miner phải sở hữu các thiết bị có sức mạnh tính toán cao (máy đào) để giải được các bài toán. Không những tốn kém chi phí đầu tư cho “máy đào”, quá trình đào coin còn đòi hỏi tiêu tốn nhiều thời gian và năng lượng điện vận hành máy.
Proof of Stake là gì?

Proof of Stake (PoS) hay còn gọi là bằng chứng ký gửi/ bằng chứng cổ phần. Proof of Stake là thuật toán đồng thuận sử dụng trong blockchain. Bên cạnh mục đích tương tự Proof of Work là giúp các miner khai thác coin, PoS còn có sứ mệnh khắc phục các nhược điểm sẵn có của PoW.
Khi sử dụng cơ chế Proof of Stake, thay thì phải đầu tư nguồn lực (máy móc, điện, thời gian) vào thế giới ảo để giải quyết các bài toán được hệ thống đưa ra, các node sẽ phải sử dụng coin để Stake (ký gửi). Điều này mang ý nghĩa xác nhận giao dịch trên block để xác minh danh tính và đảm bảo block tiếp theo hợp lệ. Nếu quá trình xác nhận đúng, người tham gia sẽ nhận được phần thưởng, nếu sai thì số tiền ký gửi ban đầu sẽ mất đi.
So Sánh Proof of Stake Và Proof of Work: ưu nhược điểm của từng thuật toán

Ưu điểm của Proof of Work
Vai trò chính cũng gần như quan trọng nhất của Proof of Work ( PoW) là bảo mật mạng lưới, đảm bảo hệ thống không bị tấn công DDoS. Việc người tham gia phải đầu tư nguồn lực lớn để có thể xác minh giao dịch và nhận được coin thưởng của block sẽ khiến việc tấn công đồng loạt vào hệ thống trở nên khó khăn và dường như là không thể. Bởi điều này đòi hỏi một lượng tài nguyên cực khủng mà rất hiếm ai hay tổ chức nào có đủ tiềm lực để thực hiện.
Proof of Work còn tạo ra được sự công bằng và ổn định hơn cho thị trường tiền điện tử. Bất kể có nắm giữ bao nhiêu coin trong tay thì bạn cũng không thể tác động lên cả mạng lưới. Hạn chế tình trạng thao túng thị trường của một nhóm người có tiềm lực kinh tế.
Xét về mặt tích cực, Proof of Work cũng tác động lên khả năng khai thác coin của người tham gia. Chỉ cần node có đủ nguồn tài nguyên (sức mạnh tính toán) thì đều có thể bắt đầu “đào coin”. Khác với Proof of Stake đòi hỏi người tham gia phải có coin trong tay, và hiệu suất khai thác phụ thuộc nhiều vào lượng coin nắm giữ.
Nhược điểm của Proof of Work (PoW)
Một trong số các nhược điểm lớn nhất của Proof of Work xuất phát từ việc nó đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều tài nguyên máy tính , năng lượng điện cũng như thời gian để giải quyết được bài toán mà hệ thống đưa ra. Lượng điện tiêu thụ để “đào coin” bằng Proof of Work ước tính bằng nhu cầu sử dụng điện của hơn 20 quốc gia trên thế giới.
Proof of Work tạo ra tính tập trung hóa. Cụ thể, hầu hết các miner hiện nay đều sử dụng máy ASIC chuyên dụng, có khả năng tính toán mạnh mẽ để khai thác coin. Cùng với đó, chi phí cho “trâu cày”, năng lượng điện và thời gian để đào coin là tương đối lớn. cuộc chơi này dường như chỉ dành cho các nhóm nhỏ công ty và cá nhân thực sự có tiềm lực về kinh tế. Các cá thể nhỏ lẻ tham gia thị trường khai thác coin bằng PoW dường như có rất ít cơ hội để cạnh tranh.
Ưu điểm của của Proof of Stake
Khác với Proof of Work, chi phí phát sinh và chi phí duy trì hoạt động khai thác coin của phương thức Proof of Stake tương đối ít. Proof of Stake không đòi hỏi việc giải quyết các phép toán phức tạp nên không cần đến các loại máy chuyên dụng có phần cứng khủng hoặc năng lượng điện lớn để duy trì hoạt động.
Proof of Stake cũng khắc phục được tính tập trung hóa xảy ra khi sử dụng PoW. Proof of Stake (PoW) không phụ thuộc vào các thiết bị tính toán và duy trì nguồn năng lượng lớn. Do đó tạo điều kiện cho nhiều đối tượng hơn tham gia vào hoạt động khai thác coin trên blockchain.
PoS luôn đề cao tính minh bạch trong giao dịch. Quyền lợi của các bên luôn được đảm bảo thông qua nguyên tắc đặt cọc (Stake). Nếu xảy ra tình trạng xác nhận giao dịch bất hợp pháp, các validator (node sau khi đã ký gửi và được hệ thống chọn làm validator) sẽ bị tịch thu toàn bộ số coin đẵ ký gửi từ đầu.
Nhược điểm của Proof of Stake
Proof of Stake là hoạt động khai thác coin dựa trên cổ phần tương ứng, đồng nghĩa với việc người nắm giữ nhiều coin sẽ khai thác được lượng coin hoặc token nhiều hơn. Do đó, điều này sẽ khiến tình trạng người giàu ngày càng giàu hơn, gây mất bình đẳng trong thế giới tiền ảo.
Trong thời gian coin ký gửi bị khóa để đảm bảo bạn trở thành validator, sẽ dễ dàng xảy ra rủi ro về tỷ giá coin. Đồng coin của bạn có thể rớt giá và bạn không thể kịp phản ứng bằng cách bán đi ngay lập tức. Điều này dẫn đến thua lỗ cho người tham gia.
Người tham gia cũng có thể gặp nhiều rủi ro khi chọn phải một nền rảng Stake không đáng tin cậy hoặc lựa chọn coin hoặc token rác để đầu tư.
Kết luận:
Proof of Stake ra đời sau, khắc phục các điểm yếu của Proof of Work và làm đa dạng hơn lựa chọn của người tham gia thị trường khai thác coin. Proof of Stake được đa số các miner lựa chọn khi tham gia vào thị trường tiền ảo hiện nay. Tuy nhiên, bản thân Proof of Stake (PoS) vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Việc kết luận thuật toán nào hoàn hảo hơn dường như là bất hợp lý, bởi tùy thuộc vào điều kiện sẵn có mà các miner sẽ quyết định lựa chọn phương thức khai thác coin phù hợp nhất với mình.
Hy vọng các thông tin So Sánh Proof of Stake Và Proof of Work trên có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa Proof of Stake và Proof of Work. Nếu cảm thấy bài viết bổ ích, bạn có thể theo dõi chúng tôi để nhận được thêm nhiều bài phân tích chuyên sâu hơn về thế giới tiền điện tử.