Proof of Work (PoW) là gì? Ưu và nhược điểm của PoW là gì?

Proof of Work (PoW) là gì? Ưu và nhược điểm của PoW là gì?

Proof of Work (PoW) là thuật toán đời đầu dử dụng trong các blockchain. Đây là thuật ngữ quen thuộc đối với giới đầu tư tiền điện tử nhưng không hẳn ai cũng hiểu rõ PoW là gì và hoạt động như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp anh em tìm hiểu kĩ hơn về Proof of Work, cũng như phân tích ưu và nhược điểm của PoW.

Proof of Work là gì?

Proof of Work

Proof of Work (PoW) là thuật toán đồng thuận đầu tiên xuất hiện vào năm 2009 và được ứng dụng vào block của Bitcoin. Được viết bởi cha đẻ hệ thống tiền ảo – Satoshi (mặc dù danh tính thực sự của Satoshi vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng).

Proof of Work yêu cầu các miner phải giải một bài toán có mức độ phức tạp cao. Điều này đòi hỏi sử dụng nhiều thời gian, năng lượng điện cũng như cấu hình máy để chứng minh những nỗ lực giải toán của người tham gia mạng lưới blockchain. Mỗi khi giải quyết bài toán thành công, miner sẽ thu về được phần thưởng khối bằng coin. Cơ chế hoạt động của Proof of Work giúp xác nhận giao dịch, đồng thời ngăn chặn chỉ tiêu kép (ám chỉ việc sử dụng nhiều lần cho một khoản tiền).

Như vậy, có thể hiểu Proof of Work (PoW) là tập hợp các thợ đào – miner cùng nhau tham gia cạnh tranh xác thực các giao dịch, sau đó đưa giao dịch vào block của mạng lưới để nhận thưởng bằng coin hoặc token.

Cơ chế hoạt động của Proof of Work

Proof of Work

Như đã nói ở trên, khi thực hiện các giao dịch trên blockchain, hệ thống mạng lưới sẽ đưa ra các câu đố toán học phức tạp. Các thợ đào – miner sẽ phải sử dụng các máy tính mạnh để giải quyết bài toán. Tùy thuộc vào độ khó của bài toán mà thời gian giải quyết có thể khác nhau. Nếu bài toán quá dễ, mạng lưới sẽ dễ dàng bị spam, tấn công dẫn đến tê liêt toàn bộ hệ thống. Trường hợp bài toán quá khó, thời gian giải quyết quá lâu dẫn đến hệ thống tắc nghẽn, giao dịch không được thực hiện.

PoW ra đời để giải quyết vấn đề trên. Proof of Work có thể điều chỉnh độ khó của bài toán phù hợp với tốc độ khai thác chung của thị trường. Điều này đảm bảo giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định.  

Ưu và nhược điểm của Proof of Work

Ưu điểm

Proof of Work hoạt động dựa trên sức mạnh tính toán. Người dùng phải xác nhận giao dịch bằng cách sử dụng máy tính và giải quyết bài toán mà hệ thống đưa ra. Điều này giúp cho hệ thống tránh khỏi hiện tượng bị tấn công và bị giành quyền kiểm soát.

Như vậy, PoW sẽ giúp tăng cường tính bảo mật của toàn bộ hệ thống. Giúp hệ thống tránh khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài. Việc tấn công vào hệ thống sẽ cần rất nhiều tài nguyên: sức mạnh tính toán, thời gian giải, năng lượng tiêu thụ mà ở đây là điện… Một cuộc tấn công vào hệ thống sẽ trở nên vô cùng tốn kém và dường như là không thể khi muốn chiếm quyền kiểm soát của hệ thống.

Proof of Work ( PoW) không quan tâm đến việc miner nắm giữ bao nhiêu coin trong tay để xác nhận giao dịch như khi sử dụng thuật toán PoS. PoW chỉ quan tâm đến tài nguyên của node có đủ sức mạnh tính toán hay không. Về lý thuyết, PoW sẽ trở nên công bằng hơn cho các miner.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của PoW là việc nó đòi hỏi các “máy cày” tiêu tốn lượng năng lượng điện lớn nếu không muốn nói là “cực khủng”. Theo kết quả thống kê của nhiều chuyên trang nghiên cứu, lượng điện tiêu thụ cho PoW để đào coin tương đương với nhu cầu sử dụng điện của hơn 20 quốc gia.

Theo quan điểm của một số người phản đối PoW, họ cho rằng việc đào coin bằng PoW sẽ khiến năng lượng bị lãng phí một cách vô ích. Bởi vì sẽ có rất nhiều các miner cùng tham gia giải block nhưng chỉ có 1 người nhận kết quả xứng đáng với những gì họ bỏ ra. Lượng năng lượng lãng phí là vô cùng lớn.

Hiện nay, việc khai thác tiền mã hóa dường như nằm hoàn toàn trong tay của các công ty lớn có tiềm lực kinh tế. Bởi việc duy trì đào coin yêu cầu lớn về quy mô và sức bền trong thời gian dài. Như vậy, thay vì biến thị trường trở nên công bằng thì việc khai thác coin đang trở nên phụ thuộc vào một nhóm nhỏ có tiềm lực tài chính. Tất nhiên, các miner nhỏ lẻ cũng đang tồn tại nhưng hiệu quả lại thường không khả quan và thường bỏ cuộc giữa chừng. Bởi chi phí duy trì hoạt động các “trâu cày” là không hề nhỏ.

Lời kết:

Có lẽ đến đây, anh em cũng đã có thể hiểu một cách tổng quan về Proof of Work. Nếu thấy thông tin hữu ích, anh em có thể theo dõi chúng tôi để nhận được thêm nhiều bài viết thú vị hơn về thế giới tiền điện tử nhé.

Đánh giá post

Chuyên mục:

Thẻ:

hộp bí ẩn okx

Tin đáng quan tâm