Sàn Coinbase là cái tên không còn xa lạ đối với các nhà đầu tư tiền điện tử, sàn có khối lượng giao dịch lớn luôn nằm trong top đầu thị trường, chất lượng dịch vụ của sàn luôn được người dùng đánh giá cao. Nếu vẫn chưa biết đến Coinbase, bài viết hôm nay muacoin.co sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu cũng như đánh giá chi tiết sàn tiền ảo lớn nhất Hoa Kỳ – Sàn Coinbase.

Sàn Coinbase là gì?
Website: https://www.coinbase.com/
Sàn Coinbase là sàn giao dịch tiền ảo cũng như hỗ trợ dịch vụ ví lưu trữ tiền điện tử, thành lập vào năm 2016 với tên gọi GDAX, là thành viên trực thuộc của công ty Coinbase. Coinbase được thành lập bởi Brian Armstrong, Fred Ehrsam và Ben Reeve vào năm 2012, có trụ sở tại San Francisco, Mỹ (Ben Reeve là đồng sáng lập Blockchain.info, nhưng sau này ông đã rời Coinbase vì không cùng chí hướng phát triển).
Hiện sàn Coinbase đang nằm ở Top 3 sàn giao dịch tiền ảo có khối lượng giao dịch trong 24h lớn nhất (theo CoinmarketCap) và là sàn tiền ảo lớn nhất của Mỹ. Sàn Coinbase hỗ trợ giao dịch tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
Bên cạnh việc được biết đến như một sàn giao dịch tiền ảo hàng đầu, Coinbase còn nổi tiếng với việc cung cấp dịch vụ ví lưu trữ tiền ảo hoàn toàn miễn phí, có độ bảo mật cao. Cơ chế hoạt động của ví Coinbase cũng tương tự như với ví Blockchain.info – trang web hỗ trợ nhà đầu tư tạo ví và lưu trữ tiền ảo.
Sàn Coinbase có uy tín không?

Sàn Coinbase có uy tín không và có đáng để đầu tư? Để trả lời được những câu hỏi kể trên, muacoin.co sẽ đánh giá chi tiết sàn Coinbase dựa trên một số tiêu chí quan trọng, từ đó giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn về Coinbase:
Các sản phẩm giao dịch trên sàn Coinbase
Các sản phẩm giao dịch trên sàn Coinbase rất đa dạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư của người dùng. Số loại tiền điện tử được phép trao đổi trên Coinbase tương đối đa dạng và có xu hướng tăng thêm, có thể kể đến các đồng coin như BTC, ETH, XRP, BCH, EOS, LTC, XLM… Tuy nhiên, các đồng coin mới muốn được niêm yết trên sàn đều phải trải qua kiểm tra nghiêm ngặt về mức độ uy tín của dự án.
Các loại phí trên sàn Coinbase
Phí giao dịch trên Coinbase ít cạnh tranh hơn so với các sàn giao dịch khác, phí được tính linh hoạt dựa trên khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định là 30 ngày, cụ thể:
Phí giao dịch (Trade Fee)
Khi bạn đặt lệnh mua và được khớp lệnh ngay lập tức, vị thế lúc này của bạn là người mua chịu khoản phí giao dịch từ 0,05% – 0,6%. Nếu lệnh không được khớp ngay, chúng sẽ được lưu trữ ở sổ lệnh. Nếu có người khác khớp với lệnh chờ ban đầu của bạn, bạn sẽ được xem là maker và chịu phí khoảng 0,00% – 0,40%.
Nói một cách rõ ràng hơn, nếu bạn đặt mua và được khớp ngay thì vị thế của bạn là người mua (taker). Phần lệnh còn lại trên sổ lệnh đang chờ nếu được khớp, vị thế lúc này của bạn là nhà sản xuất (maker) và chịu phí sản xuất. Mức phí của 2 vị thế này là khác nhau dựa vào khối lượng giao dịch:
Khối lượng giao dịch | Phí taker | Phí maker |
$0 – 10 nghìn | 0,6% | 0,4% |
$10 nghìn – 50 nghìn | 0,4% | 0,25% |
$50 nghìn – 100 nghìn | 0,25% | 0,15% |
$100 nghìn – 1 triệu | 0,20% | 0,10% |
$1 triệu – 20 triệu | 0,18% | 0,08% |
$20 triệu – 100 triệu | 0,15% | 0,05% |
$100 triệu – 300 triệu | 0,08% | 0,00% |
Phí nạp tiền
Người dùng nạp tiền vào tài khoản Coinbase sẽ không mất phí. Nhưng với tiền fiat là USD hoặc EUR sẽ mất phí. Cụ thể phí đối với nạp USD là 10 USD, phí với EUR là 0,15 EUR.
Phí rút tiền
Giống với việc nạp tiền, sàn Coinbase miễn phí chi phí rút tiền. Tuy nhiên, với đồng USD sẽ có mức phí rút tiền là 25 USD, với EUR là 0,15 EUR.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn là ưu điểm nổi bật của sàn Coinbase. Sàn có một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp sẵn sàng giải quyết trực tuyến mọi vấn đề mà khách hàng của Coinbase gặp phải. Người dùng có nhiều cách để tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc khách hàng của Coinbase như liên hệ qua email, qua số điện thoại.
Khả năng bảo mật
Sàn Coinbase có khả năng bảo mật cực kỳ tốt. Từ khi thành lập cho đến nay, Coinbase chưa bao giờ bị hacker tấn công thành công. 98% tài sản của người dùng sẽ được gửi vào các quỹ ngoại tuyến. Tất cả thông tin cá nhân của người dùng sẽ được lưu trữ trên các máy chủ ngắt kết nối với Internet. Những thông tin này tiếp tục được mã hóa, chuyển sang lưu trữ trên USB hoặc các bản sao giấy. Sau đó chúng được lưu trữ tại các két sắt được bảo vệ nghiêm ngặt, nằm rải rác mọi nơi trên thế giới.
2% tài sản người dùng vẫn được lưu trữ trên ví Coinbase. Đối với tiền tệ fiat của khách hàng, Coinbase sẽ đại diện khách hàng gửi số tiền đó vào trong các tài khoản ngân hàng được giám sát. Trong trường hợp Coinbase bị phá sản hoặc số tiền gửi của khách hàng gặp vấn đề, khách hàng sẽ được hưởng bảo hiểm FDIC chi trả đến 250.000 USD tiền bồi thường. Điều này giúp người Coinbase yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ của sàn.
Lời kết
Sàn Coinbase là sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất của Mỹ xét trên khối lượng giao dịch. Tuy nhiên, Coinbase hiện giờ không còn hỗ trợ thị trường Việt Nam, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng nếu có ý định chọn sàn giao dịch tiền ảo này để đầu tư.