Solana platform là một trong số các nền tảng blockchain cung cấp giải pháp mở rộng thành công nhất từ trước đến nay. Thậm chí trong thời gian tới, chúng ta có thể xem Solana platform là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Binance Smart Chain, xét trên các tiêu chí một hệ sinh thái. Nếu đang muốn hiểu rõ hơn về Solana platform thì bài viết này là chính là dành cho bạn.

Solana platform là gì?
Solana platform là nền tảng blockchain có mã nguồn mở hỗ trợ cho các ứng dụng phi tập trung với hiệu suất cao nhờ khả năng mở rộng ấn tượng. Khả năng mở rộng của Solana platform có thể đạt đến hơn 700.000 TPS (Transactions Per Second hay số lượng giao dịch mỗi giây), thời gian tạo khối là 400ms.
Solana platform giải quyết vấn đề gì?
Solana platform là ý tưởng của Anatoly Yakovenko, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2017. Solana platform hướng đến việc giải quyết thách thức lớn nhất của bất kỳ nền tảng blockchain nào – khả năng mở rộng quy mô của hệ thống.
Khả năng mở rộng hệ thống luôn là thách thức cho việc ứng dụng tiền mã hóa vào thực tiễn gặp khó khăn. Lượng giao dịch thấp, tốc độ giao dịch chậm là những yếu tố khiến tiền mã hóa không thể trở thành một phương tiện thanh toán cạnh tranh được với những Paypal hay Visa.

Cách Solana platform hoạt động
Dev của Solana platform đã nghĩ ra một ý tưởng xây dựng một giao thức phân tán, hỗ trợ mở rộng quy mô hệ thống trong khi vẫn đảm bảo tính phi tập trung của blockchain. Giao thức này có tên là Proof of History (PoH).
Cơ chế PoH thay thế cho PoW, các giao dịch sẽ được nhúng bản ghi lịch sử của mình để chứng minh rằng các giao dịch này đã từng diễn ra. Sau đó chúng mới được lưu trữ vào sổ cái. Các giao dịch được đánh dấu và thiết lập thành một chuỗi sự kiện, sau đó mới được lưu trữ vào mạng lưới blockchain.
Thông tin giao dịch sẽ được nhập vào khối bằng các hàm băm không thể thay thế (hash). Hàm băm này trở thành đầu vào với các giao dịch diễn ra sau đó. Các giao dịch được đánh dấu thứ tự thời gian diễn ra. Trình tự ghi chép thời gian giao dịch rõ ràng giúp hạn chế thời gian xác thực cho mỗi hàm băm. Tốc độ xử lý các giao dịch do đó cũng sẽ nhanh hơn.
Tốc độ giao dịch vượt trội
Trên thực tế, Solana platform có thể xử lý khối lượng giao dịch khổng lồ trong một khoảng thời gian ngắn, có thể lên đến 65.000 giao dịch/giây. Giới hạn tốc độ xử lý giao dịch là 70.000 giao dịch/giây. Trong khi tốc độ xử lý giao dịch của blockchain Bitcoin là 7 TPS, của Ethereum là 15 TPS.

Các tính năng trên Solana platform
Bên cạnh giải pháp Proof of History (PoH), Solana platform còn có nhiều tính năng hỗ trợ giải quyết các vấn đề tồn tại của blockchain, gồm có:
Cơ chế đồng thuận Tower BFT
Cơ chế đồng thuận BFT viết tắt của Tower Byzantine Fault Tolerance, là cơ chế đồng thuận trong đó PoH được sử dụng làm đồng hồ trước đồng thuận để giảm thiểu chi phí phát sinh. Sau khi thứ tự các giao dịch đã được xác định thông qua bỏ phiếu xác thực, BFT sẽ tham gia quyết định cuối cùng. Các quyết định đưa ra không thể khôi phục trở lại. Cơ chế đồng thuận BFT giúp Solana platform vẫn giữ được tính phi tập trung của một nền tảng blockchain, đồng thời đẩy nhanh tốc độ giao dịch.
Giao thức truyền chuỗi Turbine
Với Turbine, các thông tin sẽ được chia làm nhiều phần nhỏ và chuyển giao cho các vùng lân cận (Neighborhood), các thông tin này tiếp tục được chuyển giao đến các Neighborhood tiếp theo. Nếu mỗi Neiborhood có số lượng node là 200, thì một hệ thống 3 cấp với một Leader sẽ có tổng cộng hơn 40.000 validator. Việc chia nhỏ dữ liệu để xử lý giúp việc xác thực giao dịch trong Solana platform diễn ra nhanh hơn.

Giao thức chuyển tiếp giao dich Gulfstream
Với Gulfstream, các network leader có thể được xác định sớm hơn dự kiến. Các Validator có thể chuyển giao dịch đến leader dự kiến thay vì chờ đến khi xác định được network leader tiếp theo. Điều này giúp việc xác nhận giao dịch diễn ra trước thời hạn, giảm thiểu gánh nặng bộ nhớ cho validator khi có các giao dịch chưa được xử lý.
Công cụ xử lý giao dịch song song Sealevel
Nếu các blockchain khác đều đang xử lý thông tin theo dạng đơn luồng, thì Solana platform là chuỗi duy nhất hiện nay xử lý các giao dịch theo mô hình song song nhờ vào Sealevel. Có thể hiểu đơn giản, Sealevel là các smart contract chạy song song để tối ưu thời gian cho Solana platform.
Tham khảo: Solana Là gì?
Đơn vị xử lý giao dịch Pepelining
Khi có dữ liệu đầu vào cần giải quyết, mỗi phần cứng lại chịu trách nhiệm cho một công đoạn xử lý khác nhau. Pepelining có nhiệm vụ đảm bảo cho các phần cứng luôn hoạt động ở mức hiệu quả nhất.
Bộ nhớ mở rộng theo chiều ngang Cloudbreak
Việc mở rộng bộ nhớ theo chiều ngang với Cloudbreak giúp tăng khả năng đọc và ghi đồng thời của hệ thống.
Lưu trữ dữ liệu Archivers
Archivers giúp các node sao lưu các dữ liệu trên blockchain tùy vào không gian sẵn có trên thiết bị của mình, hạn chế tình trạng quá tải cho các node.

Solona coin
Đồng native token của Solana platform là Solana coin (SOL). SOL được sử dụng với các mục đích sau:
Fees: anh em tham gia giao dịch, hay thực hiện smart contract trên Solana platform đều phải trả phí bằng SOL coin.
Rewards: các staker tham gia xác thực giao dịch trên Solana platform sẽ nhận được phần thưởng khối bằng SOL.
Governance: các SOL sẽ được sử dụng để vote quản trị hệ thống.
Thông tin cơ bản về đồng Solana (SOL)
Tên: SOL
Thứ hạng thị trường: #8
Blocktime: 400ms
Thời giao dịch trung bình: 700.000 – 710.000 TPS
Giá: 51,19 USD
Vốn hóa thị trường: 17,64 tỷ USD
Ưu thế thị trường: 1,35%
Khối lượng giao dịch trong 24 giờ: 3,89 tỷ USD
Lời kết
Solana platform đang tiếp tục phát triển và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đứng đằng sau nền tảng của Solana là rất nhiều ông lớn ngành công nghệ như Qualcomm, Google, Microsoft. Ngoài ra còn có nhiều quỹ đầu tư lớn cũng tham gia hỗ trợ Solana như Foundation Capitan, CMCC Global, Multucoin Capita. Có thể thấy, tiềm năng tăng trưởng của Solana platform là rất lớn. Trong tương lai, chắc chắn Solana platform sẽ còn tiến những bước xa hơn trong thế giới Crypto.