Stake là gì? Có nên tham gia Stake hay không? Đây là 2 trong số những câu hỏi phổ biến liên quan đến hình thức đầu tư Crypto hấp dẫn nhất hiện nay. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về hoạt động Stake, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Stake là gì?
Stake là việc khóa đồng tiền mã hóa trong một thời gian nhất định để nhận về phần thưởng. Quy mô phần thưởng nhận được còn tùy thuộc vào thời gian stake lẫn khối lượng tiền mã hóa stake ban đầu.
Có thể xem Stake là hoạt động chính trong cơ chế đồng thuận PoS. Cụ thể, bằng chứng công việc Proof of Work (PoS) có chức năng ngăn chặn tấn công và chi tiêu kép đối với hệ thống Blockchain. Với PoS, để trở thành người xác thực giao dịch trên chuỗi khối, anh em cần stake một số tiền mã hóa nhất định lên hệ thống. Lúc này anh em sẽ có quyền tham gia tạo khối mới để xác thực giao dịch. Sau khi hoàn tất xác minh giao dịch, anh em sẽ nhận được phần thưởng khối.
Tham khảo: Blockchain là gì?
Ai là người tạo ra ý tưởng Staking
Có thể xem Sunny King và Scott Nadal là những người đầu tiên nảy ra ý tưởng stake cũng như Proof of Stake vào năm 2012. Khi PoS được áp dụng thực tế lên đồng Peercoin. Ban đầu, Peercoin sử dụng kết hợp cả hai chế Proof of Work lẫn Proof of Stake trên nền tảng của mình. Sau đó PoW dần bị loại bỏ và thay thế hoàn toàn bằng PoS.
Cảm hứng từ Stake coin chưa dừng lại ở đó. Năm 2014, Daniel Larimer tạo ra Bằng chứng ủy quyền cổ phần (DPoS) dựa trên phần nào đó cơ chế hoạt động của PoS nhưng có sự cải tiến hơn. DPoS được áp dụng vào vận hành của BitShare blockchain. Sau đó lần lượt các chuỗi khối như EOS, Steem cũng áp dụng cơ chế đồng thuận trên.
Cách hoạt động của Staking

Cách vận hành của Stake là gì? Với Bằng chứng công việc (PoW), các thợ đào phải sử dụng máy tính có sức mạnh tính toán “khủng” để giải quyết các bài toán của hệ thống, xác thực giao dịch và thêm khối mới vào blockchain.
Việc xác thực giao dịch dường như dễ dàng hơn đối với PoS. Người dùng Stake coin của mình lên hệ thống và được chọn ngẫu nhiên để trở thành người xác thực giao dịch. Khối lượng tài sản stake càng lớn thì tỷ lệ được chọn làm người xác thực giao dịch càng cao.
Cải tiến so với PoW
PoS được xem là có nhiều cải tiến hơn so với PoW. Người dùng không cần đầu tư máy tính chuyên dụng để đào coin. Việc vận hành máy đào coin đòi hỏi tiêu tốn lượng năng lượng điện cực lớn. Nhiều quốc gia còn có các lệnh cấm khai thác coin trong ngắn hạn hoặc thậm chí là vô thời hạn để đảm bảo an ninh năng lượng tại quốc gia của mình.
Iran hồi tháng 5/2021 cấm hoạt động đào coin trong vòng 4 tháng, Kosovo cấm hoàn toàn việc đào coin hồi đầu năm 2022. Theo tính nghiên cứu của đại học Cambridge, hoạt động khai thác thác coin tiêu tốn 125,96 terawatt giờ điện mỗi năm trên toàn thế giới. Vượt mức tiêu thụ điện của cả Na Uy (122,2 TWh), Argentina (121 TWh). (Nguồn: https://zingnews.vn/kosovo-cam-khai-thac-tien-ma-hoa-do-khung-hoang-nang-luong-post1290437.html)
Phần thưởng staking được tính như thế nào?

Không có cách tính cụ thể đối với phần thưởng staking. Mỗi blockchain lại có công thức tính thưởng khác nhau. Đa số blockchain hiện nay dựa trên một số yếu tố để tính được phần thưởng mà người xác thực có thể nhận được:
- Số coin stake vào mạng lưới
- Thời gian stake bao lâu
- Tổng số coin đã tích lũy trên mạng lưới
- Tỷ lệ lạm phát
Phần thưởng khối được xem như là một phần khích lệ mọi người sử dụng coin thay vì chỉ giữ chúng trong ví của mình.
Staking Pool
Bên cạnh Stake là gì? Staking Pool cũng là một khái niệm thú vị liên quan đến hoạt động stake coin. Staking Pool là việc một nhóm cộng đồng nắm giữ coin hợp nhất tài sản hiện có để tăng cơ hội trở thành người xác nhận giao dịch và nhận thưởng. Phần thưởng sau đó sẽ chia sẻ cho từng thành viên tham gia dựa trên tỷ lệ tài sản mà họ đóng góp.
Về lý thuyết, Staking Pool có vẻ đơn giản. Nhưng để vận hành được Staking Pool đòi hỏi nhiều thao tác chuyên môn phức tạp. Staking Pool được xem là hình thức đầu tư đơn giản nhất đặc biệt là đối với những người mới tham gia thị trường.
Cold Staking
Cold Staking ám chỉ việc stake tài sản tiền ảo trên ví mà không có kết nối Internet. Có thể thực hiện thông qua ví phần cứng hoặc ví phần mềm air – gapped. Nhưng nếu anh em chuyển tiền ra khỏi ví thì việc nhận thưởng sẽ dừng lại. Hình thức Cold Staking phù hợp với những ai muốn stake tài sản lớn, và có mong muốn tài sản của mình được bảo vệ tối đa.
Rủi ro khi đầu tư Staking
Staking cũng được xem là một hình thức đầu tư và cũng tồn tại rủi ro. Trong thời gian stake coin, đồng tiền đó có thể giảm giá, trong khi để húy stake cần thêm thời gian để blockchain xử lý. Do đó anh em có thể trở nên bị động trong giao dịch và nhận lấy thua lỗ.
Nếu Stake coin trong thời kỳ thị trường trải qua xu hướng downtrend, khả năng thua lỗ của anh em dường như là không thể tránh khỏi.
Lời kết
Chúng ta vừa cùng nhau trả lời câu hỏi Stake là gì? Cũng như cách hoạt động của Staking trong Blockchain. Hy vọng bài viết đã mang đến cho anh em nhiều kiến thức thú vị và bổ ích!