Staking Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Staking Coin Trong Blockchain

Staking Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Staking Coin Trong Blockchain

Năm 2012, Peercoin là dự án đầu tiên sử dụng thuật toán đồng thuận Proof of Stake thay vì Proof of Work. Kể từ đó đến nay,  Proof of Stake (PoS) trở nên phổ biến hơn trong thế giới Blockchain. PoW dần trở thành cơ chế đồng thuận có tiềm năng thay thế cho PoW nhờ vào cơ chế Staking coin tiện lợi mà nó tạo ta. Vậy staking là gì trong Proof of Stake? Có những loại staking nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Staking là gì?

Staking là việc giữ hay khóa một số lượng coin nhất định trong Blockchain để nhận về phần thưởng. Số coin được khóa sẽ nằm trên hệ thống blockchain hoặc các node dự án trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy vào thời gian và số lượng coin được stake mà phần thưởng khối cũng sẽ khác nhau.

Proof of Stake (PoW) là cơ chế đồng thuận được tạo ra để khắc phục các nhược điểm của Proof of Work. Cách vận hành cơ bản của Proof of Stake là việc người dùng stake coin vào hệ thống để trở thành người xác thực giao dịch, tạo khối mới. Những người này sẽ nhận được phần thưởng của hệ thống (gồm có phần thưởng khối và phí giao dịch) để tạo ra động lực cho những đóng góp của họ trong blockchain.

Phân biệt các loại Staking

Đến đây, chúng ta đã hiểu tương đối khái niệm về staking là gì? Tuy nhiên, không phải lúc nào stake cũng dùng trong cơ chế đồng thuận PoS. Có hai hình thức staking mà bạn cần phân biệt rõ:

Staking  trong cơ chế đồng thuận PoS

Việc staking coin trong cơ chế PoS là một cách chứng minh năng lực tạo khối và xử lý giao dịch của bản thân. Bạn sẽ nhận được phần thưởng khối cho số coin và thời gian staking coin. Các dự án sử dụng cơ chế đồng thuận PoS có thể kể đến như: TomoChain, IOST, OneLedger (OLT), WAX, Tron (TRX)…

Mỗi dự án thường yêu cầu số lượng coin tối thiểu để tham gia staking. Con số này là khác nhau đối với mỗi dự án. Như TomoChain yêu cầu 100 TOMO, Decred (DRC) yêu cầu tối thiểu là 5 DRC để bắt đầu việc staking.

Một lưu ý nhỏ rằng PoS là cơ chế đồng thuận nói chung, tổng quát nhất sử dụng hình thức staking coin để hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh PoS, còn nhiều cơ chế đồng thuận biến thể khác của PoS cũng có hình thức staking coin như PoSV, DPoS…

Để đơn giản, thuật ngữ PoS trong bài này sẽ chỉ chung cho các cơ chế đồng thuận có hình thức staking coin trong hệ thống.

Xem thêm: Tiền ảo là gì?

Staking để nhận Reward

Nếu staking trong PoS có ảnh hưởng đến cả toàn bộ blockchain thì hình thức staking để nhận Reward lại không hề ảnh hưởng gì tới chuỗi khối. Staking để nhận phần thưởng chỉ việc người dùng sử dụng token mà mình có để stake vào các dự án trên blockchain trong một khoảng thời gian nhất định và nhận về phần thưởng.

Khi stake token vào dự án, bạn không trở thành người xác thực giao dịch, cũng không liên quan gì đến bất kỳ nhiệm vụ nào trong hệ thống. Về cơ bản, điều này giống với khái niệm lock coin nhiều hơn. Tuy nhiên hầu hết mọi dự án đều gọi hành động này là stake. Thậm chí việc gửi coin vào các hồ thanh khoản trong cơ chế tạo lập thị trường AMM cũng được xem là staking coin. 

Lợi ích của Staking mang lại

Lợi ích khi sử dụng staking là gì? Nhìn chung, staking là hoạt động mang lại lợi ích cho mọi bên sử dụng đến nó.

Lợi ích đối với người staking – staker

Staking tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho người tham gia. Thay vì để coin nhàn rỗi trong ví, bạn có thể chọn stake coin trong các dự án để nhận về phần thưởng.

Sử dụng staking trong cơ chế đồng thuận PoS là tiết kiệm chi phí hơn so với PoW để trở thành người xác thực giao dịch và nhận về phần thưởng khối và phí giao dịch. Với PoS, bạn không cần tới dàn máy “khủng” để giải thuật toán như PoW. Bạn chỉ cần dùng đúng một máy tính. Việc cần làm còn lại là tăng số lượng coin staking trên hệ thống. Như vậy, sử dụng PoS tiết kiệm chi phí vận hành máy tính hơn rất nhiều.

Bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc tính toán tỷ lệ lợi nhuận, thời gian staking hay un – staking, thời gian tạo lợi nhuận phù hợp…

Lợi ích với các dự án

PoS mang đến cho các dự án nhiều lợi ích khác nhau như:

  • Tạo động lực: việc nhận được phần thưởng khi staking vào dự án tạo ra động lực cho người tham gia duy trì hoạt động của mình.
  • Tạo ra sự an toàn cho mạng lưới: với blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận PoS, hacker phải nắm giữ sức mạnh hơn 51% của toàn bộ blockchain để tạo ra được một cuộc tấn công. Cơ chế PoS cho phép phân tán sức mạnh ở nhiều nodes. Việc tập trung đủ sức mạnh để tấn công mạng lưới là điều rất khó có thể xảy ra.
  • Tận dụng nguồn lực hiệu quả: mạng lưới có thể tận dụng các nguồn lực bên ngoài để vận hành một cách có hiệu quả.

Rủi ro khi staking

Staking cũng mang đến nhiều rủi ro cho người sử dụng mà bạn nên cân nhắc:

  • Trong suốt thời gian staking, toàn bộ số coin sẽ bị khóa lại. Việc un – stake cũng mất một khoảng thời gian nhất định để nhận lại số coin đã stake. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể đánh mất nhiều cơ hội đầu tư, hoặc đơn giản là đồng coin rớt giá và bạn không kịp cắt lỗ kịp thời.
  • Không phải lúc nào staking cũng đem lại lợi nhuận. Điều này xảy ra khi coin mà anh em gửi vào hệ thống bị giảm giá trong thời gian staking.

Các thông số cần quan tâm khi staking

  • Thời gian lock: thời gian mà coin sẽ bị lock. Sau khi hết thời gian này, bạn nhận về số coin gốc và phần thưởng. bạn có thể tùy chọn thời gian lock ngay từ đầu. Đối với các node, coin sẽ lock trong suốt thời gian làm node, nguồn thu của họ đến từ reward.
  • Thời gian un – stake: sau khi un – stake trước khi thời gian lock kết thúc, bạn cũng phải chờ thêm một khoảng thời gian để nhận về đúng số coin đã stake trước đó.
  • Lãi suất: tỷ lệ lãi nhận được sau khoảng thời gian staking coin.
  • Độ tuổi coin: ám chỉ khoảng thời gian kể từ khi coin được stake cho đến khi nó chính thức tham gia staking và tạo ra lợi nhuận.
  • Weight (độ tuổi coin và số lượng coin): khi weight càng cao đồng nghĩa với số lượng coin lớn và thời gian stake cao. Phần thưởng mà bạn nhận được theo đó cũng tăng lên.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan đến Staking trong Blockchain. Stake coin được xem là hình thức kiếm thu nhập thụ động hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc sử dụng đến.

Đánh giá post

Chuyên mục:

Thẻ:

hộp bí ẩn okx

Tin đáng quan tâm