Trong số các thuật ngữ của thị trường tài chính hiện nay, định nghĩa và thông tin về Vesting vẫn còn khá mơ hồ. Vậy, Vesting là gì? Hãy cùng khám phá những kiến thức về thuật ngữ này qua nội dung bên dưới.
Vesting là gì?
Vesting là quá trình nắm giữ, khóa và phát hành các token trong thị trường Crypto. Các token này không phải là các token được các dự án giữ lại trong khoảng thời gian cụ thể sau khi các nhà đầu tư nhận được một lượng token nhất định mà họ đã bỏ tiền ra mua trong giai đoạn chào bán token lần đầu/sự kiện huy động vốn của một dự án.
Điều này sẽ giúp các dự án có thể giữ chân được các nhà đầu tư trong thời gian dài, đồng thời giảm bớt khả năng thao túng thị trường cũng như tạo điều kiện cho các nhà phát triển tiếp tục xây dựng và phát triển dự án của mình.
Ví dụ, bạn mua 100 token trong lần đầu tiên của dự án A. Nhưng khi token đổ về tài khoản, bạn chỉ nhận được 90, 10 token còn lại sẽ do các nhà phát triển nắm giữ và quản lý. Quá trình này được gọi là Vesting.
Vesting có công dụng gì đối với thị trường Crypto?
- Ngăn chặn hành vi đầu cơ cũng như hạn chế biến động token do người lãnh đạo của dự án có thể giới hạn số lượng token trong khoảng thời gian nhất định.
- Giúp các dự án có thêm thời gian xây dựng nền tảng ổn định.
- Tăng thời gian tương tác giữa chủ đầu tư với dự án, đồng thời kiểm tra lòng tin giữa nhà đầu tư với dự án đang phát triển.
- Đo lường mức độ thành công của dự án. Dựa vào thời gian dự án cần thiết để mở khóa, phân phối các token, Vesting có thể phân tích số liệu và đưa ra đánh giá dự án đó có tiềm năng thành công hay không.
- Ngăn chặn các thành viên có ý định “gom” token và bỏ trốn.
- Hạn chế khả năng thao túng thị trường.
- Hạn chế giảm giá trị token và tổng thể dự án chỉ vì một “tai nạn” trong việc phát hành lượng lớn token ra thị trường.
- Thể hiện đội ngũ phát triển của chủ đầu tư rất quan tâm đến dự án và có thể gắn bó lâu dài, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
- Giảm thiểu rủi ro xảy ra lạm phát, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển dự án chỉ vì unlock một lượng lớn token.
- Cung cấp thời điểm unlock của dự án cho các nhà đầu tư, giúp họ theo dõi thời điểm bán token hợp lý.
- Tạo thời gian cho các dự án có thể được xây dựng, phát triển thêm các tính năng mới cũng như chạy các sản phẩm trên nền tảng của họ.
Vesting hoạt động như thế nào?
Vesting (hay còn được gọi là Vesting Process) được xem như là quỹ dự trữ bởi nó hoạt động tương đồng với các vận hành của ngân hàng. Chẳng hạn như lượng dự trữ càng cao, tiền pháp định sẽ càng có giá trị cao và ngược lại.
Với xu hướng sử dụng vesting như hiện nay, các chủ đầu tư, nhà phát triển có thể tạo động lực để xây dựng thêm các hệ sinh thái, có động lực tiếp tục công việc, mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư.
Có bao nhiêu dự án trong Vesting?
Có khá nhiều dự án sử dụng Vesting khi lên sàn thị trường tài chính, nhưng nhìn chung, nổi bật nhất trong việc áp dụng quá trình này là 3 dự án sau:
1. DreamTeam Tokens
Công ty quản lý dự án DreamTeam Tokens cung cấp tổng lượng token đã được phát hành là 25% và lock đi để giữ chân các nhà đầu tư, giúp họ có thêm động lực để gắn bó lâu dài với các dự án. Trong đó, 15% token sẽ được dùng làm tiền thưởng cho các team chuyên nghiệp hoặc các nhà tổ chức giải đấu trên sàn tài chính; 10% còn lại sẽ dành cho các group và các investor.
Như đã đề cập, càng nhiều token được phân phối, các token dự trữ sẽ càng có giá trị cao. Ngoài ra, nhà phát triển có thể tạo ra dự án thành công, có nhiều user để làm tăng giá trị của đồng tiền mã hóa này.
2. Aragon Network
Dự án này đã phát hành ra một số token áp dụng Vesting theo hình thức cổ điển và được ra mắt cách đây 5 năm, khoảng năm 2017.
Website: https://aragon.org/
3. InsurePal
Dự án này đã có đợt bán token khá thành công vào tháng 1/2018 với một chiến lược cực kỳ thông minh. Theo đó, họ sẽ áp dụng Vesting theo hình thức chia thành nhiều phần nhỏ để nhắm đến các mục tiêu khác nhau: 10% cho Founder, 6% cho advisor, 6% cho team, 6% cho support team, 3% ưu đãi cho user và 2% cho các nhà đầu tư sớm.
Với hình thức Vesting này, bạn có thể hình dung dự án đã áp dụng quy tắc chia số tiền thu nhập hàng tháng của mỗi cá nhân thành các mục đích khác nhau. Cách làm này tuy đã lâu nhưng nó vẫn rất hiệu quả trong vấn đề quản lý tài chính của cá nhân và các tổ chức, nhà phát triển dự án.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Vesting. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu được Vesting là gì và vì sao thị trường Crypto lại cần đến Vesting như vậy. Hãy tìm hiểu thêm nhiều kiến thức liên quan đến thuật ngữ cũ và mới để trở thành một nhà đầu tư thông minh nhé!