Yield Farming là hình thức kiếm thêm thu nhập tiền mã hóa trong thị trường DeFi (Decentralized Finance) được nhiều nhà đầu tư quan tâm thời gian trở lại đây. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về Yield Farming cũng như cách thức các nhà đầu tư kiếm tiền từ Yield Farming.

Yield Farming là gì?
Yield Farming là thuật ngữ ám chỉ việc các nhà đầu tư kiếm thêm thu nhập từ chính tài sản tiền mã hóa sẵn có của mình, thông qua việc cung cấp tài chính cho các hồ thanh khoản trong thị trường DeFi.
Một cách dịch thuần Việt, Yield là lợi nhuận, Farming là canh tác, Yield Farming tạm dịch là canh tác lợi nhuận. Ở các phần sau của bài viết, chúng tôi vẫn sẽ giữ nguyên các thuật ngữ này để phân tích.
Tổng giá trị bị khóa (TVL)
Tổng giá trị bị khóa – Total Value Locked (TVL) là thành phần quan trọng dùng để đo lường sức khỏe của Yield Farming hoặc các nền tảng hoạt động trên DeFi. TVL dùng để đo lường số lượng crypto khóa trong các giao thức DeFi, đại diện cho tổng lượng cung mà một ứng dụng có khả năng đảm bảo cho người dùng. Một dự án cung cấp thanh khoản có TVL lớn chứng tỏ dự án đó hoạt động tốt và nhận được sự ủng hộ lớn từ thị trường. Do đó, TVL là yếu tố giúp nhà đầu tư đánh giá về các dự án hay nền tảng ở trên DeFi một cách chính xác hơn.

Cách Yield Farming hoạt động
Điều đầu tiên cần làm khi tham Yield Farming, các nhà đầu tư sẽ cung cấp thanh khoản cho các hồ thanh khoản (Liquidity Pool). Các nhà đầu tư lúc này được gọi là Liquidity Provider (LP) hay người cung cấp thanh khoản. Bản chất của Liquidity Pool là các smart contract. Liquidity Pool cho phép người tham gia vay, cho vay, trao đổi token khi thực hiện đúng các quy định của smart contract.
Các giao dịch diễn ra trong Liquidity Pool phải trả phí. Các loại phí này chính là doanh thu của Liquidity Pool, chúng được phân chia lại cho các LP theo tỷ lệ phần trăm mà họ đóng góp thanh khoản vào Liquidity Pool.
Bên cạnh doanh thu từ phí giao dịch, các LP cũng có thể nhận được một lượng token mới từ Liquidity Mining. Cụ thể, một số hồ thanh khoản thực hiện bootstrapping liquidity đối với protocol, các token bản địa được phân phối cho LP khi họ cung cấp thành khoản cho Liquidity Pool. Hoạt động này được gọi là Liquidity Mining.
Tầm ảnh hưởng của Yield Farming trong DeFi
Yield Farming là một trong số các hoạt động có ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường DeFi. DeFi chỉ thực sự lột xác khi Compound cho ra đời Liquidity Mining có token quản trị là COMP. Kể từ sự kiện này, nhiều dự án với chương trình cung cấp thanh khoản ra đời khiến DeFi trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Hiện nay, rất nhiều nền tảng hỗ trợ Yield Farming ra đời, có thể kể đến một số cái tên như: MakerDAO, Compound, Uniswap, Balancer, Aevee, yEarn Finance…

Những hình thức Yield Farming
Có hai hình thức Yield Farming phổ biến là Yield Farm và Stake Farm. Mặc dù cả hai đều chỉ việc người tham gia cung cấp thanh khoản vào các Liquidity Pool. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa Yield Farm và Stake Farm lại nằm ở Smart contract.
1.Yield Farm LP
Trong Yield Farm LP, các pool hoạt động như hệ thống giao dịch tiền mã hóa với một cặp hoặc nhiều loại tiền điện tử khác nhau. Mỗi lần LP gửi tiền vào nền tảng Yield Farm, họ sẽ nhận lại được một khoản token do ứng dụng cung cấp. Những token này giúp các LP đổi lấy các khoản tiền gửi cơ bản trong hồ thanh khoản cũng như khoản lãi họ đã tích lũy được từ trước đó.
2. Staking Farm
Đối với Staking Farm, hồ thanh khoản chỉ chứa một loại tài sản duy nhất. Người tham gia chỉ cần ký gửi một loại tài sản duy nhất. So với Yield Farm, cơ chế hoạt động của Staking Farm có phần đơn giản hơn.
Rủi ro của Yield Farming
Để tối đa lợi nhuận khi tham gia Yield Farming, các nhà đầu tư thường có các chiến lược riêng. Ví dụ đơn giản là vay ở hồ thanh khoản này và sử dụng số crypto đó để cung cấp thanh khoản cho một Liquidity Pool khác, mục đích là để hưởng phần token chênh lệch. Trên thực tế, các chiến lược còn đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều. Đòi hỏi người tham gia phải bỏ thời gian nghiên cứu kỹ trước khi quyết định xuống vốn.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn có thể gặp phải một số rủi ro khi thực hiện Yield Farming:
- Rủi ro Smart Contract: các dự án có quy mô nhỏ, khả năng cung cấp vốn ít dễ dàng bị bug Smart Contract bởi không đảm bảo được chi phí audit. Tuy nhiên, hiện nay DeFi đang có các gói bảo hiểm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư như Nexus + Mutual, ETHERICS hay CDx.
- Rủi ro mất mát tạm thời: sự suy giảm giá trị loại tiền mã hóa ký gửi trong Liquidity Pool có thể khiến các nhà đầu tư chịu lỗ vốn.
Rủi ro bong bóng: tâm lý của thị trường DeFi bắt đầu có xu hướng FOMO, đặc biệt kể từ khi COMP cho ra đời Liquidity Mining. Điều này mang đến rủi ro bong bóng cho thị trường DeFi mà các nhà đầu tư cần hết sức thận trọng.

Yield Farming – Kỷ nguyên mới của DeFi?
Tính tới thời điểm hiện tại, tổng giá trị bị khóa (TVL) của DeFi là hơn 203 tỷ USD, con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Với đà phát triển như trên, tiềm năng của thị trường này là vô cùng lớn. Trong tương lai, Yield Farming hoàn toàn có thể tiến xa hơn và trở thành kỷ nguyên mới trong thị trường DeFi.